Căn cứ pháp lý để xác định văn bản trái pháp luật là gì theo Nghị định 79? Văn bản trái pháp luật thuộc đối tượng xử lý là văn bản nào?
Căn cứ pháp lý để xác định văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật là gì?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 79/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Căn cứ pháp lý để xác định văn bản trái pháp luật, văn bản sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày
1. Căn cứ pháp lý để xác định văn bản trái pháp luật là văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản được kiểm tra;
b) Đang có hiệu lực tại thời điểm ban hành văn bản được kiểm tra hoặc chưa có hiệu lực tại thời điểm ban hành văn bản được kiểm tra nhưng đã được thông qua hoặc ký ban hành và sẽ có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản được kiểm tra.
2. Căn cứ pháp lý để xác định văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày là văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền quy định về nội dung này và bảo đảm điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Như vậy, căn cứ pháp lý để xác định văn bản trái pháp luật là văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản được kiểm tra;
- Đang có hiệu lực tại thời điểm ban hành văn bản được kiểm tra hoặc chưa có hiệu lực tại thời điểm ban hành văn bản được kiểm tra nhưng đã được thông qua hoặc ký ban hành và sẽ có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản được kiểm tra.
Căn cứ pháp lý để xác định văn bản trái pháp luật là gì theo Nghị định 79? Văn bản trái pháp luật thuộc đối tượng xử lý là văn bản nào? (Hình từ Internet)
Văn bản trái pháp luật thuộc đối tượng xử lý là văn bản nào theo Nghị định 79?
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 79/2025/NĐ-CP quy định văn bản trái pháp luật thuộc đối tượng xử lý bao gồm:
- Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành không đúng thẩm quyền;
- Văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn;
- Văn bản quy phạm pháp luật quy định thời điểm có hiệu lực trái với quy định tại Điều 53 và Điều 55 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025;
- Văn bản quy phạm pháp luật không tuân thủ quy định của pháp luật về xác định bí mật nhà nước hoặc độ mật của bí mật nhà nước trong văn bản có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước;
- Văn bản quy phạm pháp luật vi phạm trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản theo quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Không tổ chức lấy ý kiến hồ sơ dự thảo văn bản;
+ Không thực hiện thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản;
+ Văn bản ban hành theo trình tự thủ tục rút gọn hoặc trong trường hợp đặc biệt nhưng không có sự đồng ý hoặc chỉ đạo của cơ quan, người có thẩm quyền;
+ Dự thảo văn bản được thông qua không đúng quy định của pháp luật;
- Văn bản quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 79/2025/NĐ-CP có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;
- Văn bản hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật vi phạm Điều 61 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025.
Công bố văn bản xử lý văn bản trái pháp luật ra sao?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 79/2025/NĐ-CP quy định về công bố văn bản xử lý văn bản trái pháp luật như sau:
(1) Văn bản xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật phải được cơ quan, người đã ban hành văn bản đó gửi đăng Công báo điện tử, Cơ sở dữ liệu Quốc gia về pháp luật, Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành văn bản chậm nhất 03 ngày kể từ ngày ký chứng thực hoặc ký ban hành.
Văn bản xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật ở cấp xã phải được niêm yết tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã và đăng trên Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu có).
(2) Văn bản xử lý văn bản có chứa quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật phải được gửi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà trước đó văn bản đã được gửi. Trường hợp văn bản đó đã được đăng Công báo, Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành hoặc được niêm yết thì kết quả xử lý cũng phải được công bố trên các phương tiện thông tin đó.
(3) Quy định tại (1) và (2) không áp dụng đối với văn bản xử lý văn bản có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn thay Avatar chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025?
- Lòng xe điếu khác gì lòng thường? Phân biệt lòng xe điếu với lòng thường của con heo như thế nào?
- Lễ duyệt binh Nga chính thức ngày mấy? Xem trực tiếp trên kênh nào? Việt Nam có tổ chức duyệt binh 2 9 năm nay?
- Địa điểm và thời gian bắn pháo hoa Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng 2025 chi tiết như thế nào?
- 30 Caption hay về Chủ tịch Hồ Chí Minh dịp 19 5 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của dân tộc?