Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) là gì? Cơ quan nào Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Nhóm Ngân hàng Thế giới?
Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) là gì?
Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group), thường được gọi tắt là Ngân hàng Thế giới, viết tắt là WB, là một tổ chức tài chính đa phương có mục đích trung tâm là thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển bằng cách nâng cao năng suất lao động ở các nước này.
Ngân hàng Thế giới được thành lập vào năm 1944 và là một phần của Hệ thống Liên hợp quốc.
Nhóm Ngân hàng thế giới bao gồm 05 (năm) tổ chức:
- Ngân hàng quốc tế về khôi phục và phát triển (IBRD), được chính thức thành lập ngày 27/12/1945. IBRD cấp tài chính cho các nước đang phát triển;
- Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA), được thành lập năm 1960 chuyên cung cấp tài chính cho các nước nghèo;
- Nghiệp đoàn Tài chính quốc tế (IFC), thành lập năm 1956 chuyên thúc đẩy đầu tư tư nhân ở các nước nghèo;
- Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA), thành lập năm 1988 nhằm thúc đẩy FDI vào các nước đang phát triển;
- Trung tâm quốc tế Giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID), thành lập năm 1966 như một diễn đàn phân xử hoặc trung gian hòa giải các mâu thuẫn giữa nhà đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư.
Cơ quan cao nhất là của WB Hội đồng Quản trị.
Cơ quan chấp hành là Ban Giám đốc. Trụ sở đặt tại Oasinhtơn (Hoa Kỳ). Có phân ban tại Tôkyô (Nhật Bản) và Pari (Pháp).
Việt Nam là thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới từ năm 1976.
Tính đến tháng 2 năm 2023, Ngân hàng Thế giới đã cung cấp nguồn tài chính lên tới 25,16 tỷ USD bao gồm viện trợ không hoàn lại, vốn tín dụng, và vốn vay ưu đãi cho Việt Nam thông qua 219 dự án kể từ năm 1993.
Ngoài ra, việc hướng dẫn chung trong việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhóm 5 Ngân hàng trong đó có Ngân hàng Thế giới được quy định tại Quyết định 48/2008/QĐ-TTg năm 2008.
Lưu ý: Các dự án ODA sử dụng vốn của các nhà tài trợ khác có thể dùng Hướng dẫn chung này để lập Báo cáo nghiên cứu khả thi.
Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) là gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Nhóm Ngân hàng Thế giới?
Đối chiếu với quy định tại Điều 2 Nghị định 102/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Ngân hàng Nhà nước đã được phê duyệt và các nghị quyết, dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng năm và dài hạn; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý.
...
15. Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (IIB), Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC), Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) và các tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế khác.
Thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện; đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chính sách và biện pháp để phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức này.
Như vậy, cơ quan Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tại Nhóm Ngân hàng Thế giới là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trong đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có chức năng:
- Quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng);
- Thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ;
- Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Những đơn vị nào là đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 102/2022/NĐ-CP những đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương là:
- Vụ Chính sách tiền tệ.
- Vụ Quản lý ngoại hối.
- Vụ Thanh toán.
- Vụ Tín dụng các ngành kinh tế.
- Vụ Dự báo, thống kê.
- Vụ Hợp tác quốc tế.
- Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính.
- Vụ Kiểm toán nội bộ.
- Vụ Pháp chế.
- Vụ Tài chính - Kế toán.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Truyền thông.
- Văn phòng.
- Cục Công nghệ thông tin.
- Cục Phát hành và kho quỹ.
- Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
- Cục Quản trị.
- Sở Giao dịch.
- Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
- Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?