05 chính sách thúc đẩy kinh tế tư nhân tại Nghị quyết 68 mới nhất? Phát triển kinh tế tư nhân ra sao?
05 chính sách thúc đẩy kinh tế tư nhân tại Nghị quyết 68 mới nhất? Phát triển kinh tế tư nhân ra sao?
Ngày 4/5/2025, Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Theo đó, 05 chính sách thúc đẩy kinh tế tư nhân tại Nghị quyết 68 cụ thể như sau:
(1) Xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh
Cụ thể, tại Mục 7 Phần III Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 có nêu rõ như sau:
Bộ Chính trị yêu cầu rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về kinh doanh cá thể, thu hẹp tối đa sự chênh lệch, tạo mọi điều kiện thuận lợi về tổ chức quản trị và chế độ báo cáo tài chính, kế toán đối với nhóm doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh.
Cùng với đó, đẩy mạnh số hoá nhằm minh bạch và đơn giản thủ tục tuân thủ về thuế, chế độ kế toán, bảo hiểm…nhằm khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh sang mô hình doanh nghiệp.
Xoá bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh chậm nhất trong năm 2026.
(2) Giảm ít nhất 30% chi phí và thời gian xử lý thủ tục hành chính
Theo đó, tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Phần III Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025, có nêu rõ:
Trong năm 2025, hoàn thành việc rà soát, loại bỏ những điều kiện kinh doanh không cần thiết, quy định chồng chéo, không phù hợp, cản trở sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân;
Thực hiện cắt giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, ít nhất 30% chi phí tuân thủ pháp luật, ít nhất 30% điều kiện kinh doanh và tiếp tục cắt giảm mạnh trong những năm tiếp theo.
(3) Giảm tối thiểu 30% tiền thuê lại đất trong vòng 5 năm đầu
Theo đó, tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần III Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025, có nêu rõ:
Cho phép các địa phương sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vườn ươm công nghệ, trên cơ sở yêu cầu, các chủ đầu tư dành một phần quỹ đất đã đầu tư cho các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thuê.
Nhà nước có chính sách giảm tối thiểu 30% tiền thuê lại đất cho các đối tượng này trong vòng 5 năm đầu kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất.
Khoản tiền thuê đất được giảm được hoàn trả cho chủ đầu tư thông qua việc khấu trừ tiền thuê đất mà chủ đầu tư phải nộp theo quy định của pháp luật;
Ngoài ra, có chính sách hỗ trợ về hạ tầng mặt bằng sạch, điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc, thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
(4) Cho phép trích 20% thu nhập tính thuế TNDN để lập quỹ phát triển khoa học công nghệ
Theo đó, tại Mục 4 Phần III Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025, có nêu rõ:
Doanh nghiệp được trích tối đa 20% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập quỹ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và nghiên cứu phát triển.
Doanh nghiệp được sử dụng quỹ để tự triển khai hoặc đặt hàng nghiên cứu phát triển bên ngoài theo cơ chế khoán sản phẩm.
(5) Không hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp
Căn cứ theo tiểu mục 2.3 Mục 2 Phần III Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 nêu rõ giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong đó không hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp như sau:
Không hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp là một phần của nhiệm vụ giải pháp về tuân thủ nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm hình sự với hành chính, dân sự;
Giữa pháp nhân và cá nhân trong xử lý vi phạm trong việc đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, chính sách, bảo đảm và bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng của kinh tế tư nhân và bảo đảm thực thi hợp đồng của kinh tế tư nhân.
*Trên đây là thông tin về "05 chính sách thúc đẩy kinh tế tư nhân tại Nghị quyết 68 mới nhất? Phát triển kinh tế tư nhân ra sao?"
05 chính sách thúc đẩy kinh tế tư nhân tại Nghị quyết 68 mới nhất? Phát triển kinh tế tư nhân ra sao? (Hình từ Internet)
Mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 68 ra sao?
Theo quy định tại Mục II Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 nêu rõ mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân như sau:
(1) Đến năm 2030
- Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết 57-NQ/TW năm 2024 của Bộ Chính trị vá các chủ trương, đường lối khác của Đảng.
- Phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân. Có it nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế tư nhân đạt khoảng 10 - 12%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kình tế; đóng góp khoảng 55 - 58% GDP, khoảng 35 - 40% tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng 84 - 85% tổng số lao động, năng suất lao động tăng bình quân khoảng 8,5 - 9,5%/năm.
- Trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực châu Á.
(2) Tầm nhìn đến năm 2045
Kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vũng, chủ động tham gia vào chuỗi sân xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp hiện nay là gì?
Nghĩa vụ của doanh nghiệp được quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:
- Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
- Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
- Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp;
Không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trở ngại khách quan trong vụ án dân sự là gì? Thẩm phán có trả lại đơn khởi kiện trong vụ án dân sự khi có trở ngại khách quan không?
- Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thanh lý theo hình thức nào? Trình tự thủ tục thanh lý theo Nghị định 84?
- 07 chính sách của Nhà nước về biên phòng là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng được quy định như thế nào?
- Lời hứa của đội viên khi được kết nạp vào Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh? Điều kiện và thủ tục kết nạp đội viên?
- Happy family day là ngày gì? Gợi ý món ăn có thể nấu trong ngày Quốc tế gia đình? Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình?