Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích có cần phải đề xuất phương án bảo quản, phục hồi giá trị di tích hay không?

Liên quan đến vấn đề quy hoạch di tích, tôi có một số câu hỏi như sau. Công tác quy hoạch di tích được lập và thẩm định, phê duyệt dựa trên nguyên tắc nào? Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích có cần phải đề xuất phương án bảo quản, phục hồi giá trị di tích hay không? Hoạt động quy hoạch di tích được thực hiện theo trình tự nào?

Công tác quy hoạch di tích được lập và thẩm định, phê duyệt dựa trên nguyên tắc nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 166/2018/NĐ-CP, công tác quy hoạch di tích được quy định cụ thể như sau:

"1. Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích là việc xác định nội dung và biện pháp bảo quản, tu bổ, phục hồi các yếu tố gốc của di tích, định hướng tổ chức không gian các hạng mục công trình xây dựng mới, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và tạo lập môi trường cảnh quan thích hợp trong khu vực di tích (sau đây gọi là quy hoạch di tích)."

Tại Điều 3 Nghị định 166/2018/NĐ-CP, nguyên tắc cơ bản trong hoạt động lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch di tích, dự án tu bổ di tích được quy định như sau:

"Điều 3. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch di tích, dự án tu bổ di tích
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch, đầu tư, đầu tư công, xây dựng, di sản văn hóa, các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quy hoạch phát triển các ngành trong phạm vi khu vực quy hoạch đã được phê duyệt; bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hài hòa về cảnh quan và kiến trúc khu vực.
3. Bảo đảm giữ gìn tối đa yếu tố gốc của di tích; tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
4. Quy hoạch di tích phải được lập, phê duyệt với thời kỳ quy hoạch là 10 năm, tầm nhìn từ 20 năm đến 30 năm.
5. Tổ chức, cá nhân tham gia lập nhiệm vụ quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (sau đây gọi là nhiệm vụ lập quy hoạch di tích), lập quy hoạch di tích, lập dự án tu bổ di tích, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích phải có đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và xây dựng.
6. Tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và phù hợp với các quy hoạch đã được phê duyệt."

Căn cứ các quy định trên, công tác quy hoạch di tích cần được đảm bảo lập, thẩm định và phê duyệt theo nguyên tắc cụ thể như trên.

Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích có cần phải đề xuất phương án bảo quản, phục hồi giá trị di tích hay không?

Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích có cần phải đề xuất phương án bảo quản, phục hồi giá trị di tích hay không?

Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích có cần phải đề xuất phương án bảo quản, phục hồi giá trị di tích hay không? (Nguồn ảnh: Internet)

Căn cứ Điều 7 Nghị định 166/2018/NĐ-CP, nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch di tích được quy định như sau:

"Điều 7. Nội dung Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích
1. Xác định yêu cầu nghiên cứu, khảo sát di tích; nghiên cứu, đánh giá yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên liên quan đến nội dung quy hoạch.
2. Xác định đặc trưng và giá trị tiêu biểu của di tích.
3. Đề xuất phạm vi nghiên cứu quy hoạch, phạm vi quy hoạch.
4. Đề xuất nội dung về định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích; định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và xây dựng công trình mới.
5. Xác định kế hoạch thực hiện quy hoạch."

Từ những quy định trên, có thể thấy một trong những nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch di tích chính là phải đề xuất nội dung về định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích; định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và xây dựng công trình mới.

Hoạt động quy hoạch di tích được thực hiện theo trình tự nào?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 166/2018/NĐ-CP quy định về trình tự trong hoạt động quy hoạch di tích cụ thể như sau:

"Điều 6. Trình tự trong hoạt động quy hoạch di tích
1. Tổ chức thực hiện điều tra, khảo sát, đánh giá sơ bộ về yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên.
2. Thu thập bản đồ đo đạc địa hình khu vực, bản đồ quy hoạch xây dựng và quy hoạch chuyên ngành khác đã được phê duyệt còn hiệu lực liên quan tới khu vực lập quy hoạch di tích.
3. Khảo sát, lập hồ sơ (bản vẽ, thuyết minh) đánh giá về giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích, di sản văn hóa phi vật thể thuộc phạm vi quy hoạch; về việc tổ chức bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
4. Lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân có liên quan để hoàn thiện nhiệm vụ lập quy hoạch di tích.
5. Lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch di tích.
6. Tổ chức khai quật khảo cổ để thu thập tài liệu liên quan đến nội dung quy hoạch di tích (nếu cần thiết).
7. Lập quy hoạch di tích.
8. Lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân có liên quan về quy hoạch di tích.
9. Tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân.
10. Thẩm định, trình phê duyệt, phê duyệt quy hoạch di tích.
11. Công bố quy hoạch di tích đã được phê duyệt tại di tích.

12. Cắm mốc giới theo quy hoạch di tích được phê duyệt."

Như vậy, đối với công tác quy hoạch di tích, việc lập, thẩm định và phê duyệt được thực hiện dựa trên các nguyên tắc luật định.

Đồng thời, nội dung của nhiệm vụ lập quy hoạch di tích cũng như trình tự cụ thể thực hiện hoạt động quy hoạch di tích cũng được pháp luật hiện hành quy định cụ thể như trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,887 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào