Hạ giải di tích là gì? Việc hạ giải di tích chỉ được tiến hành khi đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Hạ giải di tích là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 15/2019/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hạ giải di tích là hoạt động tháo rời toàn bộ hoặc một số cấu kiện, thành phần kiến trúc của một di tích nhằm mục đích bảo quản, tu bổ mà vẫn giữ gìn tối đa sự nguyên vẹn các cấu kiện, thành phần kiến trúc của di tích đó.
...
Theo đó, hạ giải di tích là hoạt động tháo rời toàn bộ hoặc một số cấu kiện, thành phần kiến trúc của một di tích nhằm mục đích bảo quản, tu bổ mà vẫn giữ gìn tối đa sự nguyên vẹn các cấu kiện, thành phần kiến trúc của di tích đó.
Việc hạ giải di tích chỉ được tiến hành khi đáp ứng những điều kiện nào?
Theo Điều 17 Thông tư 15/2019/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Hạ giải di tích
1. Việc hạ giải di tích chỉ được tiến hành khi hiện vật nội thất đã được di dời hoặc bao che tại chỗ bảo đảm an ninh, an toàn.
2. Trước khi hạ giải, các cấu kiện, thành phần kiến trúc phải được chụp ảnh, ghi hình, đánh dấu theo hệ thống ký hiệu đã lập trên bản vẽ; có phương án hạ giải và vị trí tập kết trong nhà bảo quản.
3. Trong khi hạ giải, các cấu kiện, thành phần kiến trúc phải được bảo vệ an toàn, gia cố tạm thời đối với vị trí có nguy cơ bị phá hủy và xác định phương án vận chuyển thích hợp.
4. Sau khi hạ giải, các cấu kiện, thành phần kiến trúc phải được làm sạch sơ bộ và phân loại, sắp xếp trong nhà bảo quản.
5. Quá trình hạ giải phải được lập thành hồ sơ (bản viết, bản ảnh, ghi hình), là một thành phần của Nhật ký công trình quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này.
Căn cứ trên quy định việc hạ giải di tích chỉ được tiến hành khi hiện vật nội thất đã được di dời hoặc bao che tại chỗ bảo đảm an ninh, an toàn.
- Trước khi hạ giải, các cấu kiện, thành phần kiến trúc phải được chụp ảnh, ghi hình, đánh dấu theo hệ thống ký hiệu đã lập trên bản vẽ; có phương án hạ giải và vị trí tập kết trong nhà bảo quản.
- Trong khi hạ giải, các cấu kiện, thành phần kiến trúc phải được bảo vệ an toàn, gia cố tạm thời đối với vị trí có nguy cơ bị phá hủy và xác định phương án vận chuyển thích hợp.
- Sau khi hạ giải, các cấu kiện, thành phần kiến trúc phải được làm sạch sơ bộ và phân loại, sắp xếp trong nhà bảo quản.
- Quá trình hạ giải phải được lập thành hồ sơ (bản viết, bản ảnh, ghi hình), là một thành phần của Nhật ký công trình quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 15/2019/TT-BVHTTDL.
Hạ giải di tích là gì? Việc hạ giải di tích chỉ được tiến hành khi đáp ứng những điều kiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhật ký công trình bao gồm những nội dung gì?
Theo khoản 2 Điều 18 Thông tư 15/2019/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công
1. Việc lập Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
2. Nhật ký công trình bao gồm:
a) Hồ sơ viết ghi chép toàn bộ quá trình thi công tu bổ di tích và những phát sinh, phát hiện mới về di tích trong quá trình thi công tu bổ di tích;
b) Hồ sơ ảnh, ghi hình di tích trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích. Ảnh in màu, kích thước 10 x 15 cm trở lên;
c) Hồ sơ bản vẽ các phát hiện mới về di tích và vị trí, chi tiết các cấu kiện, thành phần kiến trúc được bảo quản, tu bổ hoặc phục chế.
3. Hồ sơ hoàn công bao gồm:
a) Hồ sơ ảnh di tích sau khi hoàn thành thi công tu bổ di tích;
b) Hồ sơ bản vẽ sau khi hoàn thành thi công tu bổ di tích.
4. Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công phải được gửi đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xây dựng và Cục Di sản văn hóa (đối với di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia), trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày bàn giao, đưa công trình vào sử dụng.
Theo đó, nhật ký công trình bao gồm:
- Hồ sơ viết ghi chép toàn bộ quá trình thi công tu bổ di tích và những phát sinh, phát hiện mới về di tích trong quá trình thi công tu bổ di tích;
- Hồ sơ ảnh, ghi hình di tích trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích. Ảnh in màu, kích thước 10 x 15 cm trở lên;
- Hồ sơ bản vẽ các phát hiện mới về di tích và vị trí, chi tiết các cấu kiện, thành phần kiến trúc được bảo quản, tu bổ hoặc phục chế.
Lưu ý: Nhật ký công trình phải được gửi đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xây dựng và Cục Di sản văn hóa (đối với di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia), trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày bàn giao, đưa công trình vào sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?