Nhãn dinh dưỡng trên sản phẩm là gì? Việc công bố thông tin trên nhãn dinh dưỡng ghi trên sản phẩm phải đảm bảo yêu cầu nào?

Cho tôi hỏi mục đích của việc ghi nhãn dinh dưỡng lên sản phẩm là gì? Những thông tin nào bắt buộc phải có trên nhãn dinh dưỡng khi thực hiện công bố dinh dưỡng? Việc công bố phải đảm bảo yêu cầu gì? Câu hỏi của chị K.N từ Khánh Hòa.

Nhãn dinh dưỡng trên sản phẩm là gì? Tạo sao cần phải ghi nhãn dinh dưỡng lên sản phẩm?

Tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7088:2015 (CAC/GL 2-1985 sửa đổi 2013 và soát xét 2015) về Hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng có quy định như sau:

Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
2.1
Ghi nhãn dinh dưỡng (nutrition labelling)
Sự mô tả nhằm thông tin cho khách hàng các đặc tính dinh dưỡng của thực phẩm.
2.2
Nội dung ghi nhãn dinh dưỡng (nutrition labelling component):
a) công bố chất dinh dưỡng;
b) thông tin dinh dưỡng bổ sung.
2.3
Công bố dinh dưỡng (nutrition declaration)
Bản công bố đã được chuẩn hóa hoặc bảng liệt kê các thành phần dinh dưỡng của thực phẩm.
...

Theo quy chuẩn vừa nêu thì nhãn dinh dưỡng là nhãn dùng để thông tin cho khách hàng các đặc tính dinh dưỡng của thực phẩm.

Mục đích của việc ghi nhãn dinh dưỡng lên sản sản phẩm là để đảm bảo các mục đích sau:

- Cung cấp những thông tin chính xác về thực phẩm để khách hàng có sự lựa chọn một cách hợp lý, phù hợp với nhu cầu của họ;

- Cung cấp phương tiện truyền tải thông tin về thành phần dinh dưỡng của thực phẩm trên nhãn;

- Cung cấp các thông tin dinh dưỡng bổ sung cho sản phẩm.

Nhãn dinh dưỡng trên sản phẩm là gì? Việc công bố thông tin trên nhãn dinh dưỡng ghi trên sản phẩm phải đảm bảo yêu cầu nào?

Nhãn dinh dưỡng trên sản phẩm là gì? Việc công bố thông tin trên nhãn dinh dưỡng ghi trên sản phẩm phải đảm bảo yêu cầu nào? (Hình từ Internet)

Các thông tin công bố trên nhãn dinh dưỡng của sản phẩm phải có những nội dung bắt buộc nào?

Tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7088:2015 (CAC/GL 2-1985 sửa đổi 2013 và soát xét 2015) về Hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng có quy định như sau:

Liệt kê các chất dinh dưỡng
3.2.1 Khi công bố dinh dưỡng thì các nội dung bắt buộc như sau:
3.2.1.1 Giá trị năng lượng và
3.2.1.2 Hàm lượng protein, cacbohydrat tiêu hóa được (nghĩa là cacbohydrat không chứa xơ thực phẩm), chất béo, chất béo bão hòa, natri5, đường tổng số; và
3.2.1.3 Bất kỳ hàm lượng chất dinh dưỡng nào đã có thông báo dinh dưỡng, và
3.2.1.4 Hàm lượng chất dinh dưỡng khác được coi là có liên quan đến việc duy trì tình trạng dinh dưỡng tốt, theo quy định hiện hành hoặc các hướng dẫn6 ăn kiêng, nếu yêu cầu.
3.2.2 Khi công bố tự nguyện một chất dinh dưỡng cụ thể, ngoài những quy định được liệt kê trong 3.2.1, thì quy định hiện hành có thể yêu cầu công bố bắt buộc của bất cứ hàm lượng chất dinh dưỡng khác được coi là có liên quan đến việc duy trì tình trạng dinh dưỡng tốt.
3.2.3 Khi thông báo một thành phần dinh dưỡng cụ thể hoặc là liên quan đến sức khỏe thì công bố về hàm lượng của bất kỳ chất dinh dưỡng khác có liên quan đến việc duy trì tình trạng dinh dưỡng tốt theo yêu cầu quy định hiện hành hoặc các hướng dẫn ăn kiêng trở thành bắt buộc.
3.2.4 Khi thông báo liên quan đến hàm lượng và/hoặc loại cacbohydrat, thì tổng lượng đường phải được liệt kê theo 3.2.1. Lượng tinh bột và/hoặc thành phần cacbohydrat khác cũng có thể được liệt kê. Khi thông báo có liên quan đến hàm lượng chất xơ tiêu hóa thì phải công bố hàm lượng đó.
3.2.5 Nếu trên thực phẩm có thông báo về hàm lượng và/hoặc loại axit béo hoặc lượng cholesterol, thì phải công bố hàm lượng axit béo bão hòa, axit béo không bão hòa đơn, axit béo không bão hòa đa và cholesterol, hàm lượng axit béo trans cũng có thể phải công bố theo quy định, ngoài ra phải theo 3.2.1 và 3.4.7.
3.2.6 Ngoài những công bố bắt buộc theo quy định trong 3.2.1, 3.2.3 và 3.2.4, có thể liệt kê các vitamin và chất khoáng phù hợp với những tiêu chí sau đây:
...

Theo đó, những công bố bắt buộc phải có trên nhãn dinh dưỡng sản phảm bao gồm:

(1) Khi công bố dinh dưỡng thì các nội dung bắt buộc như sau:

- Giá trị năng lượng và

- Hàm lượng protein, cacbohydrat tiêu hóa được (nghĩa là cacbohydrat không chứa xơ thực phẩm), chất béo, chất béo bão hòa, natri5, đường tổng số; và

- Bất kỳ hàm lượng chất dinh dưỡng nào đã có thông báo dinh dưỡng, và

- Hàm lượng chất dinh dưỡng khác được coi là có liên quan đến việc duy trì tình trạng dinh dưỡng tốt, theo quy định hiện hành hoặc các hướng dẫn ăn kiêng, nếu yêu cầu.

(2) Khi thông báo một thành phần dinh dưỡng cụ thể hoặc là liên quan đến sức khỏe thì công bố về hàm lượng của bất kỳ chất dinh dưỡng khác có liên quan đến việc duy trì tình trạng dinh dưỡng tốt theo yêu cầu quy định hiện hành hoặc các hướng dẫn ăn kiêng trở thành bắt buộc.

(3) Khi thông báo liên quan đến hàm lượng và/hoặc loại cacbohydrat, thì tổng lượng đường phải được liệt kê theo tiết 3.2.1 tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7088:2015.

Lượng tinh bột và/hoặc thành phần cacbohydrat khác cũng có thể được liệt kê. Khi thông báo có liên quan đến hàm lượng chất xơ tiêu hóa thì phải công bố hàm lượng đó.

Việc công bố thông tin trên nhãn dinh dưỡng ghi trên sản phẩm phải đảm bảo yêu cầu nào?

Việc công bố dinh dưỡng phải đảm bảo yêu cầu theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7088:2015 (CAC/GL 2-1985 sửa đổi 2013 và soát xét 2015) về Hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng có quy định như sau:

- Thông tin dinh dưỡng được ghi nhãn phải vì mục đích cung cấp cho khách hàng những chi tiết thích hợp về các thành phần dinh dưỡng của thực phẩm và các thành phần dinh dưỡng được coi là quan trọng.

- Thông tin dinh dưỡng phải chuyển tải những thông tin định lượng về các thành phần dinh dưỡng có trong sản phẩm, nhưng không được làm cho khách hàng tin rằng tồn tại một tỷ lệ chính xác về lượng các thành phần dinh dưỡng mà mỗi cá nhân nên ăn để duy trì sức khỏe.

- Sự mô tả lượng chính xác hơn cho từng cá nhân là không hợp lý, vì không có cách nào để dùng kiến thức về yêu cầu dinh dưỡng cho mỗi cá nhân để ghi nhãn.

Nhãn dinh dưỡng
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm là gì? Thông tin truy xuất nguồn gốc logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm gồm những loại thông tin nào?
Pháp luật
Tôm hùm đông lạnh nhanh được chế biến từ những loài nào? Thành phần cơ bản của tôm hùm đông lạnh nhanh gồm những gì?
Pháp luật
Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà là gì? Quy định về trang bị Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà?
Pháp luật
Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục (BCMS) có những thành phần chính nào? BCMS có những lợi ích gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN310:2010 về Thép và gang sử dụng phương pháp phân tích hóa học để xác định hàm lượng asen thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10758-2:2016 hướng dẫn chọn chiến lược lấy mẫu, khái quát quá trình lấy mẫu đo hoạt độ phóng xạ ra sao?
Pháp luật
Hệ thống chữa cháy bằng bột là gì? Trong các khu vực được bảo vệ bởi hệ thống chữa cháy bằng bột phải trang bị những gì?
Pháp luật
Dứa quả tươi phải đáp ứng các yêu cầu nào về độ chín? Sai số cho phép về chất lượng trong mỗi lô dứa quả tươi hạng đặc biệt là mấy %?
Pháp luật
Đặc trưng của bệnh tỵ thư ở ngựa là gì? Triệu chứng lâm sàng của ngựa khi mắc bệnh tỵ thư là gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17030:2023 (ISO/IEC 17030:2021) yêu cầu gì về dấu phù hợp của bên thứ ba?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhãn dinh dưỡng
1,751 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhãn dinh dưỡng Tiêu chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào