Nhà đầu tư nước ngoài có được mua cổ phần khi tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần không?
- Tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần là gì?
- Nhà đầu tư nước ngoài có được mua cổ phần khi tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần không?
- Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần có nghĩa vụ như thế nào?
- Tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài có cần phải có phương án cổ phần hóa không?
Tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần là gì?
Tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 01/2014/NĐ-CP thì tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần là tổ chức tín dụng đang thực hiện chuyển đổi hình thức pháp lý từ tổ chức tín dụng hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn thành tổ chức tín dụng hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần.
Nhà đầu tư nước ngoài có được mua cổ phần khi tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần không? (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư nước ngoài có được mua cổ phần khi tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần không?
Nhà đầu tư nước ngoài có được mua cổ phần khi tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 01/2014/NĐ-CP như sau:
Hình thức mua cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của cổ đông của tổ chức tín dụng cổ phần.
2. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong trường hợp tổ chức tín dụng cổ phần bán cổ phần để tăng vốn điều lệ hoặc bán cổ phiếu quỹ.
3. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong trường hợp tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần.
Như vậy, theo quy định trên thì nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần khi tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần.
Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần có nghĩa vụ như thế nào?
Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần có nghĩa vụ được quy định tại Điều 14 Nghị định 01/2014/NĐ-CP như sau:
-Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của cổ đông theo quy định của pháp luật Việt Nam, Điều lệ của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần và thỏa thuận phù hợp với pháp luật Việt Nam trong hợp đồng mua, bán cổ phần giữa nhà đầu tư nước ngoài với tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần.
- Bảo đảm và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn mua cổ phần, tính hợp lệ của hồ sơ mua cổ phần và tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Báo cáo đầy đủ thông tin và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin về người có liên quan đang sở hữu cổ phần, thông tin về sở hữu cổ phần thông qua người có liên quan và thông qua ủy thác đầu tư tại tổ chức tín dụng Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phần.
- Chuyển đủ số vốn đã đăng ký mua cổ phần tại tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần theo thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán cổ phần giữa nhà đầu tư nước ngoài với tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình tại tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ thời điểm trở thành nhà đầu tư chiến lược của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần ghi trong văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của một tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần không được chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác trong thời hạn tối thiểu 3 năm kể từ thời điểm sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng đó.
- Tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối của Việt Nam.
Tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài có cần phải có phương án cổ phần hóa không?
Tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài có cần phải có phương án cổ phần hóa không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 01/2014/NĐ-CP như sau:
Điều kiện đối với tổ chức tín dụng Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài
1. Tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần phải có phương án cổ phần hóa, phương án chuyển đổi được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật, trong đó có phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng cổ phần phải có phương án tăng vốn điều lệ, phương án bán cổ phiếu quỹ được Đại hội đồng cổ đông thông qua, trong đó có phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với tổ chức tín dụng cổ phần có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trên 50% vốn điều lệ, phương án tăng vốn điều lệ, phương án bán cổ phiếu quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý tài chính của doanh nghiệp nhà nước trước khi trình Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài phải có phương án cổ phần hóa theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?