Nghị quyết 68 Bộ Chính trị: 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế tư nhân như thế nào?
Nghị quyết 68 Bộ Chính trị: 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế tư nhân như thế nào?
Thông tin về Nghị quyết 68 Bộ Chính trị: 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế tư nhân như thế nào dưới đây:
Ngày 4/5/2025, Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Trong đó, tại Nghị quyết 68 Bộ Chính trị: 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế tư nhân.
Căn cứ Phần III Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 có nêu về 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế tư nhân như sau:
(1) Đổi mới tư duy, thống nhất cao về nhận thức và hành động, khơi dậy niềm tin, khát vọng dân tộc, tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân.
(2) Đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, chính sách, bảo đảm và bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng của kinh tế tư nhân và bảo đảm thực thi hợp đồng của kinh tế tư nhân.
- Đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, chính sách
- Bảo đảm và bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền tài sản, quyền cạnh tranh bình đẳng và bảo đảm thực thi hợp đồng của kinh tế tư nhân
- Tuân thủ nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm hình sự với hành chính, dân sự; giữa pháp nhân và cá nhân trong xử lý vi phạm
(3) Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực về đất đai, vốn, nhân lực chất lượng cao
- Tăng cường cơ hội tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh cho kinh tế tư nhân
- Đẩy mạnh và đa dạng hoá nguồn vốn cho kinh tế tư nhân
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho kinh tế tư nhân
(4) Thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh doanh hiệu quả, bền vững trong kinh tế tư nhân
(5) Tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI
(6) Hình thành và phát triển nhanh các doanh nghiệp lớn và vừa, các tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu
(7) Hỗ trợ thực chất, hiệu quả doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh
(8) Đề cao đạo đức kinh doanh, phát huy trách nhiệm xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nhân tham gia quản trị đất nước
Nghị quyết 68 Bộ Chính trị: 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế tư nhân như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 về kinh tế tư nhân ra sao?
Căn cứ Phần II Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 có nêu mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 về kinh tế tư nhân như sau:
(1) Đến năm 2030
- Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết 57-NQ/TW năm 2024, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị và các chủ trương, đường lối khác của Đảng.
- Phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân. Có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế tư nhân đạt khoảng 10 - 12%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; đóng góp khoảng 55 - 58% GDP, khoảng 35 - 40% tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng 84 - 85% tổng số lao động; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 8,5 - 9,5%/năm.
- Trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực châu Á.
(2) Tầm nhìn đến năm 2045
Kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.
Tổ chức thực hiện Nghị quyết 68 Bộ Chính trị năm 2025 thế nào?
Căn cứ Phần IV Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 có nêu về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 68 Bộ Chính trị năm 2025 như sau:
- Đảng uỷ Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, hoàn thiện pháp luật về phát triển kinh tế tư nhân; tăng cường giám sát việc thực hiện theo quy định.
- Đảng uỷ Chính phủ: (1) Chỉ đạo xây dựng trình Quốc hội ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt ngay trong Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV (tháng 5/2025); xây dựng Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết. (2) Phối hợp với Đảng uỷ Quốc hội kịp thời thể chế hoá đầy đủ các chủ trương, chính sách nêu tại Nghị quyết này và bố trí đủ nguồn lực để triển khai thực hiện, ban hành Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân ngay trong Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV với các cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể, khả thi, hiệu quả. (3) Chủ trì chuẩn bị tài liệu quán triệt cùng với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương tổ chức quán triệt ngay sau khi có Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù.
- Đảng uỷ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch hành động với các nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình phù hợp và phân công cụ thể trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị thực hiện.
- Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch hướng dẫn, vận động Nhân dân thực hiện Nghị quyết, phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng pháp luật, cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân.
- Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Đảng uỷ Chính phủ, các cơ quan liên quan tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức quán triệt và tăng cường tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị quyết.
- Đảng uỷ Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, các đảng uỷ trực thuộc Trung ương và địa phương theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết; báo cáo Bộ Chính trị để chỉ đạo những vấn đề phát sinh và đòi hỏi của thực tiễn.
Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 phổ biến đến chi bộ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng ký chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức thế nào? Thời gian chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức?
- Đáp án cuộc thi trực tuyến Pháp luật với mọi người 2025 tỉnh Lào Cai? Đáp án cuộc thi Pháp luật với mọi người tỉnh Lào Cai?
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thi hành văn bản quy phạm pháp luật? Văn bản quy phạm pháp luật có thể dịch ra tiếng nước ngoài không?
- Tổ chức kiểm định là ai? Tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị dụng cụ điện có trách nhiệm như thế nào?
- Nhận định lâm sàng là gì? Điều dưỡng trong bệnh viện thực hiện nhận định lâm sàng khi tiếp nhận người bệnh thế nào?