Nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân thực hiện ra sao? Tên gọi thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân bao gồm?

Cho tôi hỏi nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân thực hiện ra sao? Tôi thắc mắc tên gọi thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân bao gồm? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện khu vực biên giới? Mong được giải đáp. Đây là câu hỏi của Văn Phùng đến từ Quy Nhơn.

Nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân thực hiện ra sao?

Theo Điều 4 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế như sau:

Nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế
Nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân thực hiện theo quy định tại Điều 3 Luật Thỏa thuận quốc tế và các quy định sau:
1. Việc xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân phải trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể ký kết; không được ràng buộc về pháp lý, trách nhiệm thực hiện của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị, tổ chức khác không ký kết thỏa thuận quốc tế đó.
2. Chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế bên nước ngoài phải có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với nội dung của thỏa thuận quốc tế.
3. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện khu vực biên giới, Đồn Biên phòng và tương đương chỉ ký kết thỏa thuận quốc tế với bên nước ngoài là đơn vị cấp tương đương để trao đổi thông tin, giao lưu, kết nghĩa, phối hợp quản lý biên giới phù hợp với thỏa thuận quốc tế mà Bộ Quốc phòng hoặc đơn vị cấp trên đã ký kết.

Như vậy, nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân thực hiện như trên.

Thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân

Thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân (Hình từ Internet)

Tên gọi thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân bao gồm những gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định tên gọi thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân như sau:

Tên gọi, ngôn ngữ, nội dung thỏa thuận quốc tế
1. Tên gọi thỏa thuận quốc tế gồm: Thỏa thuận, thông cáo, tuyên bố, ý định thư, bản ghi nhớ, biên bản thỏa thuận, biên bản trao đổi, chương trình hợp tác, kế hoạch hợp tác hoặc tên gọi khác, trừ tên gọi đặc thù của điều ước quốc tế là công ước, hiệp ước, định ước, hiệp định.
2. Ngôn ngữ của thỏa thuận quốc tế sử dụng trong quá trình trực tiếp đàm phán, ký kết thỏa thuận quốc tế phải bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên ký kết thuộc Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng Việt Nam và bên ký kết nước ngoài. Trong trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có tiếng nước ngoài thì bên ký kết thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam có trách nhiệm dịch thỏa thuận quốc tế đó ra tiếng Việt. Văn bản tiếng Việt phải bảo đảm chính xác về nội dung và thống nhất về hình thức với văn bản bằng tiếng nước ngoài của thỏa thuận quốc tế.
3. Nội dung chính của thỏa thuận quốc tế;
a) Tên gọi của văn bản;
b) Tên các bên ký kết;
c) Căn cứ ký kết;
d) Nội dung, phương thức hợp tác, cơ chế trao đổi thông tin, bảo mật, kinh phí, trách nhiệm của các bên, giải quyết tranh chấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế.
...

Như vậy, tên gọi thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân bao gồm: Thỏa thuận, thông cáo, tuyên bố, ý định thư, bản ghi nhớ, biên bản thỏa thuận, biên bản trao đổi, chương trình hợp tác, kế hoạch hợp tác hoặc tên gọi khác, trừ tên gọi đặc thù của điều ước quốc tế là công ước, hiệp ước, định ước, hiệp định.

Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện khu vực biên giới?

Căn cứ khoản 3 Điều 6 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định thẩm quyền quyết định việc xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế như sau:

Thẩm quyền quyết định việc xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định:
a) Xây dựng, đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ;
b) Xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định việc xây dựng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý.
3. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh khu vực biên giới quyết định việc xây dựng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện khu vực biên giới; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh quyết định việc xây dựng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Đồn Biên phòng.

Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh khu vực biên giới quyết định ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện khu vực biên giới.

Quân đội nhân dân Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Quân đội nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho người đang ở trong Quân đội nhân dân
Pháp luật
Thông tư 122/2024 quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?
Pháp luật
Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam do Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm có đúng không?
Pháp luật
Mẫu thư gửi chú bộ đội ngắn gọn? Viết thư gửi chú bộ đội chọn lọc? Nhà nước có Chính sách về quốc phòng như thế nào?
Pháp luật
Viết bài văn tả chú bộ đội ngắn gọn? Đoạn văn tả chú bộ đội ngắn gọn, chọn lọc? Quy định Quân đội nhân dân như thế nào?
Pháp luật
Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào (Bộ Tư lệnh 959) trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam vào thời gian nào?
Pháp luật
Truyền thống Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát thế nào? Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng?
Pháp luật
Khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân có bao nhiêu người? Quân đội nhân dân là lực lượng như thế nào?
Pháp luật
Bộ đội địa phương là lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân? Chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân?
Pháp luật
Ai là người chỉ huy cao nhất trong quân đội và công an hiện nay? Người chỉ huy cao nhất trong quân đội và công an do ai bổ nhiệm?
Pháp luật
Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quân đội nhân dân
2,249 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quân đội nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quân đội nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào