Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như thế nào? Nguồn vốn nào phải lập dự toán, thẩm định, phê duyệt, quyết toán?
Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như thế nào? Nguồn vốn nào phải lập dự toán, thẩm định, phê duyệt, quyết toán?
Căn cứ Điều 6 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định như sau:
Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
a) Nguồn vốn tín dụng có hỗ trợ, bảo lãnh của Nhà nước;
b) Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
c) Nguồn vốn hỗ trợ từ miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và các khoản khác phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
d) Nguồn vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
2. Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này phải được lập dự toán, thẩm định, phê duyệt, quyết toán theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
- Nguồn vốn tín dụng có hỗ trợ, bảo lãnh của Nhà nước;
- Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
- Nguồn vốn hỗ trợ từ miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và các khoản khác phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Nguồn vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Lưu ý: Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải được lập dự toán, thẩm định, phê duyệt, quyết toán theo quy định của pháp luật gồm:
- Nguồn vốn tín dụng có hỗ trợ, bảo lãnh của Nhà nước;
- Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
- Nguồn vốn hỗ trợ từ miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và các khoản khác phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như thế nào? Nguồn vốn nào phải lập dự toán, thẩm định, phê duyệt, quyết toán? (Hình từ Internet)
5 hành vi bị nghiêm cấm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?
Căn cứ Điều 7 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định 5 hành vi bị nghiêm cấm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
- Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa không đúng nguyên tắc, đối tượng, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Phân biệt đối xử, gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ chức, cá nhân hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin giả mạo, không trung thực liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Sử dụng nguồn lực hỗ trợ không đúng mục đích đã cam kết.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ được xác định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ được xác định như sau:
- Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người,
- Tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
Ngoài ra, Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- UBND tỉnh được tổ chức tối đa 14 Sở sau sắp xếp đúng không? Nguyên tắc tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh?
- 100% biên chế cấp huyện về xã sau sáp nhập tỉnh theo Công văn 03 đúng không? Định hướng sắp xếp CBCCVC cấp xã ra sao?
- Mẫu biên bản họp nội bộ dành cho công ty cổ phần mới nhất? Tải về? Thời gian họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông?
- Sự kiện nổi bật ngày 17 tháng 5? Sự kiện trong nước 17 5? Sự kiện thế giới 17 5? 17 5 có phải lễ lớn?
- Mẫu biên bản bàn giao công việc khi nghỉ việc? Tải về? Nghỉ việc có bắt buộc phải bàn giao công việc không?