Nguồn tài chính dành cho việc giáo dục hòa nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được lấy từ những nguồn nào?
- Nguồn tài chính dành cho việc giáo dục hòa nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được lấy từ những nguồn nào?
- Dịch vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được cung cấp bởi những cơ quan, đơn vị nào?
- Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có nhiệm vụ gì trong việc giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn?
Nguồn tài chính dành cho việc giáo dục hòa nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được lấy từ những nguồn nào?
Nguồn tài chính dành cho việc giáo dục hòa nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy định giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ban hành kèm theoThông tư 39/2009/TT-BGDĐT như sau:
Tài chính của giáo dục hòa nhập
1. Nguồn tài chính dành cho giáo dục hòa nhập bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;
c) Các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân đóng góp công sức, tài chính, đầu tư vật chất, khoa học công nghệ cho giáo dục hòa nhập.
Như vậy, theo quy định, nguồn tài chính dành cho việc giáo dục hòa nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được lấy từ các nguồn sau đây:
(1) Ngân sách nhà nước;
(2) Các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;
(3) Các nguồn thu hợp pháp khác.
Nguồn tài chính dành cho việc giáo dục hòa nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được lấy từ những nguồn nào? (Hình từ Internet)
Dịch vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được cung cấp bởi những cơ quan, đơn vị nào?
Dịch vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được quy định tại Điều 15 Quy định giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ban hành kèm theo Thông tư 39/2009/TT-BGDĐT như sau:
Dịch vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
1. Dịch vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn gồm:
a) Phát hiện và can thiệp sớm;
b) Tư vấn giáo dục và hướng nghiệp;
c) Hỗ trợ cá nhân tại gia đình. nhà trường và cộng đồng.
d) Cung cấp chương trình, nội dung, thiết bị, tài liệu giáo dục đặc thù phù hợp với từng đối tượng trẻ em.
2. Dịch vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được cung cấp bởi:
a) Các cơ sở giáo dục, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;
b) Các cơ sở giáo dục khác do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước chỉ đạo khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập.
Như vậy, theo quy định, dịch vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được cung cấp bởi:
(1) Các cơ sở giáo dục, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;
(2) Các cơ sở giáo dục khác do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật.
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có nhiệm vụ gì trong việc giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn?
Nhiệm vụ của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được quy định tại khoản 2 Điều 11 Quy định giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ban hành kèm theo Thông tư 39/2009/TT-BGDĐT như sau:
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
1. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dược thành lập, hoặc cho phép thành lập theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do sở giáo dục và đào tạo quản lý, thực hiện theo các nhiệm vụ sau:
a) Tham mưu cho sở giáo dục và đào tạo để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố về phát triển giáo dục hòa nhập;
b) Tư vấn, hỗ trợ cho các đơn vị, cá nhân liên quan về chăm sóc, giáo dục hòa nhập, phục hồi chức năng, hướng nghiệp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn;
c) Bồi dưỡng nâng cao năng lực và chuyển giao kiến thức, kỹ năng và phương pháp giáo dục hòa nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cho cán bộ quản lý giáo viên, phụ huynh và những người có liên quan;
d) Tiến hành các hoạt động phát hiện và can thiệp sớm đối với giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; phát triển các kỹ năng cơ bản đáp ứng nhu cầu giáo dục đặc biệt và giáo dục, hoà nhập;
e) Phối hợp với các cơ sở giáo dục, gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn;
g) Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài về công tác chăm sóc, giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; được tiếp nhận và sử dụng các nguồn kinh phí từ Nhà nước, các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước theo quy định. Quản lý, sử dụng nhân lực và cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập người khuyết tật đã được thành lập theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, được giao thêm các nhiệm vụ tại khoản 1 của điều này để hỗ trợ công tác giáo dục hoà nhập.
Như vậy, theo quy định, trong việc giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có nhiệm vụ:
(1) Tham mưu cho sở giáo dục và đào tạo để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố về phát triển giáo dục hòa nhập;
(2) Tư vấn, hỗ trợ cho các đơn vị, cá nhân liên quan về chăm sóc, giáo dục hòa nhập, phục hồi chức năng, hướng nghiệp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn;
(3) Bồi dưỡng nâng cao năng lực và chuyển giao kiến thức, kỹ năng và phương pháp giáo dục hòa nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cho cán bộ quản lý giáo viên, phụ huynh và những người có liên quan;
(4) Tiến hành các hoạt động phát hiện và can thiệp sớm đối với giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn;
Phát triển các kỹ năng cơ bản đáp ứng nhu cầu giáo dục đặc biệt và giáo dục, hòa nhập;
(5) Phối hợp với các cơ sở giáo dục, gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn;
(6) Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài về công tác chăm sóc, giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn;
Được tiếp nhận và sử dụng các nguồn kinh phí từ Nhà nước, các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước theo quy định.
Quản lý, sử dụng nhân lực và cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?