Người tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm B có phải cách ly y tế không? Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp cách ly y tế?
- Người tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm B có phải cách ly y tế không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp cách ly y tế đối với người tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm B?
- Thời gian cách ly y tế tại nhà đối với người tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm B là bao lâu?
Người tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm B có phải cách ly y tế không?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 (được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 740/QĐ-BYT năm 2016) thì bệnh truyền nhiễm nhóm B là bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong, bao gồm các bệnh sau đây:
- Bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno);
- Bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);
- Bệnh bạch hầu;
- Bệnh cúm;
- Bệnh dại;
- Bệnh ho gà;
- Bệnh lao phổi;
- Bệnh do liên cầu lợn ở người;
- Bệnh lỵ A-míp (Amibe);
- Bệnh lỵ trực trùng;
- Bệnh quai bị;
- Bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue);
- Bệnh sốt rét;
- Bệnh sốt phát ban;
- Bệnh sởi;
- Bệnh tay-chân-miệng;
- Bệnh than;
- Bệnh thủy đậu;
- Bệnh thương hàn;
- Bệnh uốn ván;
- Bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon);
- Bệnh viêm gan vi rút;
- Bệnh viêm màng não do não mô cầu;
- Bệnh viêm não vi rút;
- Bệnh xoắn khuẩn vàng da;
- Bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota);
- Bệnh do vi rút Zika.
Tiếp đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 101/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng biện pháp cách ly y tế
1. Biện pháp cách ly y tế tại nhà được áp dụng đối với các trường hợp:
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm đang lưu trú tại vùng có bệnh dịch, trừ đối tượng là người mắc dịch bệnh thuộc nhóm A và một số bệnh dịch thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là một số bệnh thuộc nhóm B);
b) Người xuất phát hoặc đi qua vùng có bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B;
c) Người tiếp xúc với người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B.
2. Biện pháp cách ly tại cơ sở y tế áp dụng đối với các trường hợp:
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm đang khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế và người mắc dịch bệnh thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B đang lưu trú tại vùng có bệnh dịch;
b) Người đang bị áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này nhưng có dấu hiệu tiến triển thành mắc bệnh truyền nhiễm.
...
Như vậy, người tiếp xúc với người mắc một số bệnh truyền nhiễm nhóm B thì phải cách ly y tế tại nhà.
Trong trường hợp đã áp dụng biện pháp cách ly tại nhà nhưng có dấu hiệu tiến triển thành mắc bệnh thì phải cách ly tại cơ sở y tế.
Người tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm B có phải cách ly y tế không? (hình từ internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp cách ly y tế đối với người tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm B?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 101/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền, hình thức quyết định và thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế
1. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế:
a) Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch quyết định việc áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà hoặc tại cơ sở y tế đối với các đối tượng quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều 1 Nghị định này;
b) Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định này;
c) Người đứng đầu cơ quan phụ trách cửa khẩu quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế đối với các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này.
2. Việc quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế được thực hiện theo một trong các hình thức sau:
a) Ban hành quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế đối với từng đối tượng thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế;
b) Ban hành quyết định phê duyệt danh sách các trường hợp bị áp dụng biện pháp cách ly y tế;
c) Phê duyệt trực tiếp trên bản danh sách các trường hợp bị áp dụng biện pháp cách ly y tế.
...
Như vậy, Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch quyết định việc áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà đối với người tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Thời gian cách ly y tế tại nhà đối với người tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm B là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 101/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền, hình thức quyết định và thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế
...
3. Thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế:
a) Thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế do người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này quyết định nhưng không quá 21 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế có hiệu lực. Riêng đối với hình thức cách ly y tế tại cửa khẩu, thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế không quá 02 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế có hiệu lực;
b) Trường hợp hết thời hạn áp dụng biện pháp cách ly y tế mà đối tượng bị áp dụng biện pháp cách ly y tế chưa khỏi bệnh hoặc chưa được xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì phải gia hạn thời gian cách ly.
Quyết định gia hạn thời gian cách ly y tế là 10 ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực.
Như vậy, thời gian cách ly y tế tại nhà đối với người tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm B là 21 ngày.
Trường hợp hết thời hạn áp dụng biện pháp cách ly y tế mà người tiếp xúc chưa khỏi bệnh thì phải gia hạn thời gian cách ly. Quyết định gia hạn thời gian cách ly y tế là 10 ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?