Khi nào ban hành bản tin động đất? Thời gian, địa điểm xảy ra động đất phải gồm nội dung gì theo quy định?
Khi nào ban hành bản tin động đất?
Động đất là sự rung động mặt đất bởi sự giải phóng đột ngột năng lượng trong vỏ trái đất dưới dạng sóng địa chấn, có thể gây ra biến dạng trên mặt đất, phá hủy nhà cửa, công trình, của cải và sinh mạng con người. (căn cứ tại khoản 33 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg)
Và theo Điều 3 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg có quy định về động đất như sau:
- Động đất có độ lớn (M) bằng hoặc lớn hơn 3,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) ảnh hưởng đến Việt Nam.
- Động đất có độ lớn trên 6,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) xảy ra trên biển có khả năng gây ra sóng thần ảnh hưởng đến Việt Nam.
Đồng thời, căn cứ tại Điều 29 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định rõ Bản tin động đất được ban hành khi:
- Xảy ra những trận động đất có độ lớn (M) bằng hoặc lớn hơn 3,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) có ảnh hưởng đến Việt Nam.
- Những trận động đất có độ lớn trên 6,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) xảy ra trên biển có khả năng gây ra sóng thần ảnh hưởng đến Việt Nam.
>>> Xem thêm: Động đất cấp độ 1 là gì? Động đất cấp độ mấy cao nhất? Động đất có độ lớn bao nhiêu thì ảnh hưởng đến Việt Nam?
Khi nào ban hành bản tin động đất? Thời gian, địa điểm xảy ra động đất phải gồm nội dung gì theo quy định? Động đất có độ lớn bao nhiêu thì ảnh hưởng đến Việt Nam? (Hình từ Internet)
Thời gian, địa điểm xảy ra động đất phải gồm nội dung gì theo quy định?
Căn cứ tại Điều 30 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định rõ trong bản tin động đất nội dung cần phải có gồm:
- Tiêu đề Tin động đất.
- Thời gian xảy ra động đất: báo theo giờ GMT và giờ Hà Nội.
- Địa điểm xảy ra động đất: tên địa phương, tọa độ chấn tâm, độ sâu chấn tiêu.
- Độ lớn động đất, cường độ chấn động ở khu vực chấn tâm và các địa phương lân cận: báo theo thang MSK-64.
- Hậu quả có thể xảy ra do động đất.
- Cấp độ rủi ro thiên tai do động đất theo quy định tại Điều 4 và Điều 55 Quyết định này.
Ngoài ra, căn cứ tại Điều 35 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định về thời gian và phương thức cung cấp tin về thiên tai như sau:
- Bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai được cung cấp cho các cơ quan, tổ chức quy định tại Phụ lục IV Quyết định này trong thời gian chậm nhất là 15 phút kể từ thời điểm hoàn thành bản tin dự báo, cảnh báo gần nhất.
- Bản tin động đất, tin cảnh báo sóng thần được cung cấp ngay sau khi hoàn thành cho các cơ quan, tổ chức quy định tại Phụ lục IV Quyết định này.
Xem và tải về Danh sách cơ quan cung cấp và cơ quan được cung cấp tin dự báo, cảnh báo thiên tai tại Phụ lục IV được ban hành kèm theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg
- Phương thức cung cấp tin về thiên tai
+ Hệ thống thông tin công cộng, bao gồm: mạng viễn thông cố định mặt đất, mạng viễn thông di động mặt đất, mạng bưu chính công cộng, mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quốc phòng, an ninh, hệ thống phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương;
+ Hệ thống thông tin chuyên dùng, bao gồm: hệ thống đường dây nóng phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai; hệ thống thông tin, liên lạc, phát thanh chuyên dùng của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; hệ thống thông tin liên lạc của Bộ đội Biên phòng; hệ thống thông tin cảnh báo sóng thần, kết hợp cảnh báo thiên tai khác; hệ thống dịch vụ thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống thiên tai của các doanh nghiệp viễn thông.
Động đất có độ lớn bao nhiêu thì ảnh hưởng đến Việt Nam?
Hiện tại, không có quy định về Động đất có độ lớn bao nhiêu thì ảnh hưởng đến Việt Nam, tuy nhiên tại khoản 8 Điều 3 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định rằng động đất có độ lớn (M) bằng hoặc lớn hơn 3,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) ảnh hưởng đến Việt Nam sẽ được thực hiện cảnh báo.
Trong đó, tại khoản 38 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg cũng quy định về Độ lớn động đất (ký hiệu M) là đại lượng đặc trưng cho mức năng lượng mà trận động đất phát và truyền ra không gian xung quanh dưới dạng sóng đàn hồi.
Trong Quyết định này, độ lớn động đất sử dụng thang độ mô men. Động đất được phân thành các loại: Vi động đất (M<2,0), động đất yếu (2,0≤M≤3,9), động đất nhẹ (4,0≤M≤4,9), động đất trung bình (5,0≤M≤5,9), động đất mạnh (6,0≤M≤6,9), động đất rất mạnh (7,0≤M≤7,9) và động đất hủy diệt (M≥8,0).
Xem và tải về Bản độ phân vùng động đất trên lãnh thổ Việt Nam và cùng phụ cận tại Phụ lục X được ban hành kèm theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Hồ sơ đề nghị chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ bao gồm tài liệu gì?
- Bắn pháo hoa Giỗ Tổ Hùng Vương ngày mấy, ở đâu? Lịch bắn pháo hoa Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ?
- Mẫu bài thi Đại sứ Văn hóa đọc 2025 cho học sinh tiểu học và THCS 2 bộ đề tham khảo ra sao?
- Không còn công chức cấp xã theo dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)? Phân loại công chức ra sao?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học mới nhất 2025?