Người sử dụng đất chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với đất nông nghiệp trồng lúa mà không xin phép thì bị xử phạt như thế nào?
- Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp đối với đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp có cần phải xin phép không?
- Những trường hợp nào mà người sử dụng đất không cần phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất?
- Người sử dụng đất chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với đất nông nghiệp trồng lúa mà không xin phép thì bị xử phạt như thế nào?
Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp đối với đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp có cần phải xin phép không?
Căn cứ Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định về việc chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
"Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
..."
Như vậy, đối với đất nông nghiệp khi muốn chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thì cần phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người sử dụng đất chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với đất nông nghiệp trồng lúa mà không xin phép thì bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Những trường hợp nào mà người sử dụng đất không cần phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT) quy định về các trường chuyển mục đích sử dụng đất không cần đăng ký như sau:
“Điều 11. Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:
a) Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;
c) Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;
d) Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;
đ) Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.
...”
Như vậy, những trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định nêu trên không cần phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động.
Người sử dụng đất chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với đất nông nghiệp trồng lúa mà không xin phép thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:
"Điều 9. Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai
...
3. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
h) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
4. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạt quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này."
Theo đó, trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thì tùy diện tích chuyển đổi mà mức phạt vi phạm hành chính cho hành vi vi phạm sẽ khác nhau.
Mức phạt vi phạm hành chính thấp nhất đối với hành vi này là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Người sử dụng đất buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Tuy nhiên với thông tin như anh nêu thì chưa thể xác định được là hành vi này có vi phạm hay không. Về việc xử lý VPHC thì trước tiên phải xác định được hành vi vi phạm của người này là gì (dựa vào biên bản vi phạm hành chính được lập) và kiểm tra quy định pháp luật về xử phạt VPHC để thực hiện - chỉ khi nào hành vi này có quy định trong các văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính thì mới có thể xử phạt được.
Còn với thông tin như anh nêu thì chưa thể xác định được là hành vi này có vi phạm hay không; nếu phỏng đoán thì có thể nó rơi vào hành vi chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà không thông báo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?