Người sử dụng đất chỉ được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sang cây trồng lâu năm đối với đất trồng lúa nào?
- Người sử dụng đất trồng lúa có được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa?
- Người sử dụng đất chỉ được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sang cây trồng lâu năm đối với đất trồng lúa nào?
- Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa được quy định như thế nào?
Người sử dụng đất trồng lúa có được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa?
Căn cứ theo quy định tại Điều 182 Luật Đất đai 2024 về đất trồng lúa như sau:
Đất trồng lúa
1. Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại. Đất chuyên trồng lúa là đất trồng từ 02 vụ lúa trở lên.
2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao; bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.
3. Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ phì của đất; không được chuyển sang sử dụng vào mục đích khác nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Có phương án sử dụng tầng đất mặt theo quy định của pháp luật về trồng trọt;
b) Nộp một khoản tiền theo quy định của pháp luật để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa, trừ dự án sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng;
c) Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường; không làm ảnh hưởng đến việc canh tác đối với diện tích đất trồng lúa liền kề.
5. Người sử dụng đất trồng lúa được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa nhưng không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại theo quy định của pháp luật về trồng trọt; được sử dụng một phần diện tích đất để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì người sử dụng đất trồng lúa được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa nhưng không được làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại.
Người sử dụng đất chỉ được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sang cây trồng lâu năm đối với đất trồng lúa nào? (Hình từ Internet)
Người sử dụng đất chỉ được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sang cây trồng lâu năm đối với đất trồng lúa nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Nghị định 112/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa
1. Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa
a) Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Trồng trọt năm 2018;
b) Chỉ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa sang cây trồng lâu năm đối với đất trồng lúa còn lại;
c) Không được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao;
d) Phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa do cấp có thẩm quyền ban hành;
đ) Không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình đê điều, công trình phục vụ trực tiếp sản xuất lúa;
e) Không làm ảnh hưởng đến việc canh tác đối với diện tích đất trồng lúa liền kề.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì người sử dụng đất trồng lúa chỉ được thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sang cây trồng lâu năm đối với đất trồng lúa còn lại.
Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa được quy định như thế nào?
Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa được quy định tại Điều 7 Nghị định 112/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật, đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp huyện và đề nghị của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp cấp tỉnh, ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa phạm vi toàn tỉnh theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP TẢI VỀ; thời gian ban hành trước 30 tháng 11 năm trước của năm kế hoạch.
(2) Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp xã và đề nghị của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp cấp huyện, ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa phạm vi toàn huyện theo mẫu Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP TẢI VỀ; thời gian ban hành trước ngày 15 tháng 12 năm trước của năm kế hoạch.
(3) Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và nhu cầu chuyển đổi của người sử dụng đất trồng lúa, ban hành Kế hoạch chuyển đổi trên địa bàn xã theo mẫu Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP TẢI VỀ; thời gian ban hành trước ngày 30 tháng 12 năm trước của năm kế hoạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lộ trình áp dụng lựa chọn nhà đầu tư qua mạng đối với dự án PPP, dự án đầu tư kinh doanh được quy định như thế nào?
- Trong thông tư 27 về đánh giá học sinh tiểu học, đánh giá của ai là quan trọng nhất? 04 phương pháp đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27?
- Thời điểm xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân là khi nào? Lưu ý khi tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua?
- Mẫu hợp đồng BCC hợp tác kinh doanh giữa 2 doanh nghiệp chuẩn? Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC được quy định thế nào?
- Thẩm định viên về giá ký chứng thư thẩm định giá không đúng với lĩnh vực chuyên môn bị phạt bao nhiêu tiền?