Chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản được sử dụng tối đa bao nhiêu diện tích?
- Chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản được sử dụng tối đa bao nhiêu diện tích?
- Hồ sơ, trình tự thực hiện chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản như thế nào?
- Người sử dụng đất trồng lúa chuyển đổi sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản cần nộp hồ sơ qua đâu?
Chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản được sử dụng tối đa bao nhiêu diện tích?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa
1. Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa
a) Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Trồng trọt năm 2018;
b) Chỉ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa sang cây trồng lâu năm đối với đất trồng lúa còn lại;
c) Không được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao;
d) Phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa do cấp có thẩm quyền ban hành;
đ) Không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình đê điều, công trình phục vụ trực tiếp sản xuất lúa;
e) Không làm ảnh hưởng đến việc canh tác đối với diện tích đất trồng lúa liền kề.
2. Việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản thì được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cen-ti-mét so với mặt ruộng.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
4. Đất trồng lúa sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy định tại Nghị định này được thống kê là đất trồng lúa.
Như vậy, đối với việc chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản thì sẽ được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cen-ti-mét so với mặt ruộng.
Chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản được sử dụng tối đa bao nhiêu diện tích? (Hình từ Internet)
Hồ sơ, trình tự thực hiện chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 112/2024/NĐ-CP có quy định:
Theo đó, hồ sơ, trình tự thực hiện chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản như sau:
(1) Người sử dụng đất trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản thì cần gửi Bản Đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa (sau đây gọi là Bản Đăng ký) đến Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP. Tải về
(2) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Bản Đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hợp lệ; Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét sự phù hợp của Bản Đăng ký với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hằng năm của cấp xã.
- Trường hợp Bản Đăng ký phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hằng năm của cấp xã, UBND cấp xã ban hành văn bản chấp thuận cho phép chuyển đổi, gửi cho người sử dụng đất trồng lúa đăng ký;
- Trường hợp Bản Đăng ký không phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hằng năm của cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất trồng lúa đăng ký.
Người sử dụng đất trồng lúa chuyển đổi sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản cần nộp hồ sơ qua đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 112/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính
1. Nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính: Người sử dụng đất trồng lúa nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến Bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tiếp nhận và trả lời tính hợp lệ của hồ sơ:
a) Trường hợp nộp trực tiếp: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, kiểm tra và trả lời ngay tính hợp lệ của hồ sơ cho người sử dụng đất trồng lúa;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, kiểm tra và trả lời tính hợp lệ của hồ sơ cho người sử dụng đất trồng lúa;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, kiểm tra và trả lời tính hợp lệ của hồ sơ cho người sử dụng đất trồng lúa.
3. Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính là bản chính, trừ khi có quy định khác tại hồ sơ thủ tục cụ thể. Hồ sơ nộp qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
4. Cách thức trả kết quả: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.
Theo đó, người sử dụng đất trồng lúa chuyển đổi sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến Bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Mẫu Đơn xin nghỉ trực Tết dành cho người lao động? Người lao động trực Tết Âm lịch hưởng lương thế nào?
- Tải về Mẫu Báo cáo công tác chuyển tuyến định kỳ cho người bệnh của cơ sở khám chữa bệnh mới nhất?
- Mẫu đơn yêu cầu chia di sản thừa kế gửi Tòa án? Di chúc không hợp pháp thì di sản sẽ chia như thế nào?
- Có cần phải xây dựng Bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư nếu chưa tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu không?