Người lao động nhận trợ cấp khuyết tật hàng tháng nếu giờ tham gia BHXH, BHYT, BHTN thì có bị ảnh hưởng quyền lợi gì không?
- Người lao động nhận trợ cấp khuyết tật hàng tháng nếu giờ tham gia BHXH, BHYT, BHTN thì có bị ảnh hưởng quyền lợi gì không?
- Những hành vi nào bị cấm khi sử dụng người lao động là người khuyết tật?
- Khi sử dụng người lao động khuyết tật thì người sử dụng lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính nếu thực hiện những hành vi nào?
Người lao động nhận trợ cấp khuyết tật hàng tháng nếu giờ tham gia BHXH, BHYT, BHTN thì có bị ảnh hưởng quyền lợi gì không?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội như sau:
Cấp thẻ bảo hiểm y tế
1. Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
2. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc diện được cấp nhiều loại thẻ bảo hiểm y tế thì chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế có quyền lợi bảo hiểm y tế cao nhất.
Theo quy định trên người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thì sẽ được cấp thẻ BHYT.
Người lao động này làm việc theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHYT theo diện người lao động tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014.
Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thì do thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT nên người này sẽ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế có quyền lợi bảo hiểm y tế cao nhất.
Tức được cấp thẻ BHYT theo diện người khuyết tật do diện này được BHYT thanh toán 100% theo điểm a khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 tham gia theo diện người lao động chỉ được BHYT thanh toán 80% mà thôi.
Tuy nhiên đơn vị cần lưu ý quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
...
2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.
Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
Trường hợp đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách nhà nước đóng, do đối tượng và Ủy ban nhân dân cấp xã đóng.
...
Mà theo Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 thì đối tượng đóng BHYT đầu tiên là người lao động.
Do đó, doanh nghiệp vẫn có trách nhiệm đóng và trích đóng BHYT cho người lao động. Còn người lao động khuyết tật vẫn được cấp thẻ BHYT theo diện bảo trợ xã hội được BHYT thanh toán 100%.
Còn về BHXH, BHTN thì người lao động có làm việc theo hợp đồng lao động cho đơn vị thì đơn vị vẫn đóng bảo hiểm bình thường.
Việc này không ảnh hưởng đến chế độ bảo trợ xã hội của họ theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về
Lao động là người khuyết tật (Hình từ Internet)
Những hành vi nào bị cấm khi sử dụng người lao động là người khuyết tật?
Căn cứ theo Điều 160 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật
1. Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
2. Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.
Theo đó, những hành vi bị cấm khi sử dụng người lao động là người khuyết tật gồm:
- Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
- Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.
Khi sử dụng người lao động khuyết tật thì người sử dụng lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính nếu thực hiện những hành vi nào?
Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về người lao động cao tuổi, người khuyết tật
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:
a) Không tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ;
b) Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên hoặc khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Theo đó, khi sử dụng người lao động khuyết tật thì người sử dụng lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính nếu thực hiện những hành vi trên.
Lưu ý: Mức phạt này áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân, tổ chức có cùng hành vi thì mức phạt gấp 02 lần theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?