Cần làm hồ sơ và thủ tục gì để cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ sử dụng lao động khuyết tật được hưởng chính sách ưu đãi?

Cơ sở của tôi chuyên sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ để làm quà lưu niệm và xuất khẩu. Chủ yếu tạo việc làm cho người khuyết tật, vậy cần làm hồ sơ và thủ tục gì được hưởng chính sách ưu đãi? Mong nhận được tư vấn, xin cảm ơn!

Cần làm hồ sơ và thủ tục gì để cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ sử dụng lao động khuyết tật được hưởng chính sách ưu đãi?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 26/2012/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH quy định về hồ sơ, thủ tục và trình tự công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hưởng ưu đãi như sau:

"1. Hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ sở sản xuất, kinh doanh trong đó nêu rõ tổng số lao động hiện có, số lao động là người khuyết tật;
b) Bản sao Quyết định thành lập hoặc bản sao giấy phép hoạt động của cơ sở;
c) Danh sách lao động là người khuyết tật và bản sao Giấy xác nhận khuyết tật của những người khuyết tật có trong danh sách;
d) Bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của lao động là người khuyết tật đang làm việc.
2. Trình tự thực hiện:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, gửi (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và quyết định công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật hoặc có văn bản gửi cơ sở sản xuất, kinh doanh thông báo lý do không công nhận.
3. Khi cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng không đủ từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật thì đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm phải báo cáo kịp thời và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định ngay việc ngừng công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật.
4. Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật, nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh không đủ điều kiện thì thu hồi quyết định công nhận đã cấp và xử lý theo quy định của pháp luật”

Cần làm hồ sơ và thủ tục gì để cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ sử dụng lao động khuyết tật được hưởng chính sách ưu đãi?

Cần làm hồ sơ và thủ tục gì để cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ sử dụng lao động khuyết tật được hưởng chính sách ưu đãi?

Cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ sử dụng lao động khuyết tật được hưởng chính sách ưu đãi gì?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc như sau:

"1. Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người khuyết tật làm việc ổn định được hưởng chính sách ưu đãi quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
2. Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp sử dụng từ 10 người khuyết tật làm việc ổn định được hưởng chính sách quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định này."

Dẫn chiếu đến Điều 9 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật như sau:

- Hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Mức hỗ trợ theo tỷ lệ người khuyết tật làm việc ổn định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô của cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định mức kinh phí hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc cho cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật;

- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế;

- Vay vốn ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều kiện vay, thời hạn vay, mức vốn vay và mức lãi suất vay thực hiện theo quy định hiện hành áp dụng đối với dự án vay vốn giải quyết việc làm;

- Ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước theo quy định của pháp luật;

- Miễn tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 70% lao động là người khuyết tật trở lên. Giảm 50% tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% đến dưới 70% lao động là người khuyết tật.

Trong thời gian được miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước, cơ sở sản xuất, kinh doanh không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng, cho, cho thuê quyền sử dụng đất, mặt bằng, mặt nước; không được thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, góp vốn liên doanh, liên kết bằng quyền sử dụng đất, mặt bằng, mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai.

Chủ cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ có được yêu cầu người lao động khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm tăng ca không?

Tại Điều 160 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật như sau:

"1. Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
2. Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó."

Theo đó, cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ vẫn được phép sử dụng người lao động khuyết tật nặng để làm thêm giờ nếu người lao động đồng ý.

Cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ
Người lao động khuyết tật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người lao động nhận trợ cấp khuyết tật hàng tháng nếu giờ tham gia BHXH, BHYT, BHTN thì có bị ảnh hưởng quyền lợi gì không?
Pháp luật
Những lưu ý khi sử dụng người lao động khuyết tật mà doanh nghiệp cần biết? Có được yêu cầu lao động khuyết tật làm thêm giờ không?
Pháp luật
Khi công ty sử dụng nhiều người lao động khuyết tật thì có được hưởng chính sách ưu đãi gì hay không?
Pháp luật
Cần làm hồ sơ và thủ tục gì để cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ sử dụng lao động khuyết tật được hưởng chính sách ưu đãi?
Pháp luật
06 chính sách hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật? Doanh nghiệp khi nhận người khuyết tật vào làm thì sẽ được hưởng những ưu đãi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ
1,141 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ Người lao động khuyết tật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ Xem toàn bộ văn bản về Người lao động khuyết tật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào