Người làm công tác thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ cao đẳng hay trung cấp? Có phải tham gia huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp không?

Cho tôi hỏi người làm công tác thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ cao đẳng hay trung cấp? Có phải tham gia huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp không? Cơ quan nào có quyền cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người làm công tác thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp? Câu hỏi của anh Tâm đến từ Nha Trang.

Người làm công tác thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ cao đẳng hay trung cấp?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 71/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Trình độ chuyên môn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
1. Người quản lý phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật: Hóa chất, vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất, xây dựng công trình, giao thông, thủy lợi, địa vật lý hoặc dầu khí.
2. Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật: Hóa chất, vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất hoặc khoan nổ mìn.
3. Chỉ huy nổ mìn phải có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật, cụ thể như sau:
a) Đối với chuyên ngành kỹ thuật: Vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất, xây dựng công trình, giao thông, thủy lợi, địa vật lý, dầu khí hoặc khoan nổ mìn. Chỉ huy nổ mìn phải có thời gian trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tối thiểu 01 năm đối với người có trình độ đại học trở lên và tối thiểu 02 năm đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng;
b) Đối với chuyên ngành kỹ thuật khác quy định tại điểm a Khoản này, chỉ huy nổ mìn phải có thời gian trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tối thiểu 02 năm đối với người có trình độ đại học trở lên và tối thiểu 03 năm đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng.
4. Thợ mìn phải có trình độ từ sơ cấp trở lên thuộc chuyên ngành quy định tại điểm a Khoản 3 Điều này hoặc từ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành quy định tại điểm b Khoản 3 Điều này. Thợ mìn phải có thời gian làm công việc phục vụ nổ mìn tối thiểu 06 tháng.

Đối chiếu quy định trên, như vậy, người làm công tác thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật: Hóa chất, vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất hoặc khoan nổ mìn.

Người làm công tác thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ cao đẳng hay trung cấp?

Người làm công tác thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ cao đẳng hay trung cấp? (Hình từ Internet)

Người làm công tác thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp có phải tham gia huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp không?

Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 5 Nghị định 71/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp
1. Người quản lý.
2. Người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.
3. Người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp.
4. Chỉ huy nổ mìn.
5. Thợ mìn.
6. Người phục vụ; người áp tải, điều khiển phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
7. Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp.

Theo đó, người làm công tác thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp thuộc đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp.

Cơ quan nào có quyền cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người làm công tác thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 71/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp
1. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, giấy phép kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, giấy phép dịch vụ nổ mìn tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho các đối tượng quy định tại Điều 5 của Nghị định này thuộc thẩm quyền cấp phép, trừ các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý vật liệu nổ công nghiệp chủ trì tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho các đối tượng thuộc tổ chức sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và dịch vụ nổ mìn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.

Như vậy, cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, giấy phép kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho các đối tượng quy định tại Điều 5 của Nghị định này thuộc thẩm quyền cấp phép, trừ các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này.

Vật liệu nổ công nghiệp
Huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đối tượng nào phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp?
Pháp luật
Thông tư 23/2024 quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ của Bộ Công Thương từ 1/1/2025 ra sao?
Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ áp dụng từ 1/1/2025 ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn nhân sự sử dụng vật liệu nổ công nghiệp khi khai khoáng là gì? Thời hạn của Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp là mấy năm?
Pháp luật
Thuốc nổ bột không có TNT là gì? Chỉ tiêu kỹ thuật của thuốc nổ bột không có TNT dùng cho lộ thiên được quy định ra sao?
Pháp luật
Thiết kế xây dựng kho vật liệu nổ công nghiệp có phải trình Sở Công Thương thẩm định hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công không?
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12 - 3:2021/BCT về an toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp, mìn phá đá quá cỡ thế nào?
Pháp luật
Các đặc tr­ưng kỹ thuật cơ bản của thuốc nổ TEN? Quy trình kiểm tra thuốc nộ TEN khi nhập kho được tiến hành ra sao?
Pháp luật
Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với doanh nghiệp làm dịch vụ nổ mìn được lược bỏ giấy tờ nào theo phương án mới nhất của Bộ Quốc phòng?
Pháp luật
Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp lần đầu sẽ được cải cách như thế nào theo phương án mới nhất của Bộ Quốc phòng?
Pháp luật
Kho chứa vật liệu nổ công nghiệp có tổng vốn đầu tư xây dựng dưới 200 triệu đồng có thuộc Dự án chỉ phải lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng hay không? 
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vật liệu nổ công nghiệp
719 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vật liệu nổ công nghiệp Huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vật liệu nổ công nghiệp Xem toàn bộ văn bản về Huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào