Nội dung huấn luyện ứng phó sự cố trong sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp được quy định như thế nào?

Nội dung huấn luyện ứng phó sự cố trong sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp được quy định như thế nào? Ai cần phải tham gia huấn luyện ứng phó sự cố trong sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp? Tổ chức huấn luyện ứng phó sự cố trong sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp được quy định như thế nào?

Nội dung huấn luyện ứng phó sự cố trong sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 8 Điều 7 Nghị định 181/2024/NĐ-CP quy định nội dung huấn luyện ứng phó sự cố trong sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp như sau:

- Phân loại và phương pháp phát hiện các tình huống khẩn cấp; các hành động khi phát hiện tình huống khẩn cấp;

- Xác định các tác động có thể gây nguy hiểm đối với người, phương tiện, thiết bị tại hiện trường và các vị trí, sơ đồ thoát hiểm; quyết định cần thiết khi phải sơ tán;

- Các phương án, biện pháp cần thực hiện khi xảy ra tai nạn, sự cố mất an ninh, an toàn vật liệu nổ công nghiệp: Thông tin gọi cứu hộ, cứu nạn; cấp cứu tại chỗ; sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ; liên lạc và báo cáo cơ quan có thẩm quyền; huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở;

- Phương pháp, biện pháp ứng phó các tình huống khẩn cấp;

- Công tác điều tra, đánh giá nguyên nhân, hậu quả của sự cố;

- Kế hoạch khắc phục hậu quả, khôi phục hoạt động của máy, thiết bị, công trình đã xảy ra sự cố.

Nội dung huấn luyện ứng phó sự cố trong sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp được quy định như thế nào?

Nội dung huấn luyện ứng phó sự cố trong sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Ai cần phải tham gia huấn luyện ứng phó sự cố trong sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 181/2024/NĐ-CP quy định đối tượng cần tham gia huấn luyện ứng phó sự cố trong sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp gồm:

- Người quản lý.

- Người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.

- Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vật liệu nổ công nghiệp.

- Chỉ huy nổ mìn.

- Thợ nổ mìn.

- Người phục vụ liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

- Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp.

Tổ chức huấn luyện ứng phó sự cố trong sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 181/2024/NĐ-CP quy định tổ chức huấn luyện ứng phó sự cố trong sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp như sau:

(1) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định 181/2024/NĐ-CP có trách nhiệm:

- Biên soạn tài liệu và tổ chức huấn luyện cho người quản lý theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 181/2024/NĐ-CP;

- Lựa chọn người huấn luyện phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 181/2024/NĐ-CP;

- Quản lý, theo dõi công tác huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người quản lý của tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

(2) Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp có trách nhiệm:

- Biên soạn tài liệu và tổ chức huấn luyện cho các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định 181/2024/NĐ-CP trừ người quản lý theo nội dung quy định từ khoản 2 đến khoản 7 Điều 7 Nghị định 181/2024/NĐ-CP và phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của tổ chức, doanh nghiệp;

- Lựa chọn người huấn luyện phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 181/2024/NĐ-CP;

- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định 181/2024/NĐ-CP huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp cho người quản lý; kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định 181/2024/NĐ-CP, trừ người quản lý;

- Quản lý, theo dõi công tác huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp cho các đối tượng quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 5 Nghị định 181/2024/NĐ-CP.

(3) Người huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 181/2024/NĐ-CP và có kinh nghiệm thực tế làm việc về kỹ thuật, an toàn vật liệu nổ công nghiệp từ 05 năm liên tục liền kề trở lên hoặc làm quản lý nhà nước trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp từ 03 năm liên tục liền kề trở lên.

(4) Hình thức huấn luyện

- Huấn luyện lần đầu: Các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định 181/2024/NĐ-CP phải được huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp trước khi thực hiện các hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

- Thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ đối với các đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 5 Nghị định 181/2024/NĐ-CP và 12 giờ đối với đối tượng là người quản lý.

- Huấn luyện định kỳ: Các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định 181/2024/NĐ-CP được huấn luyện 02 năm một lần. Thời gian huấn luyện bằng một nửa (1/2) thời gian huấn luyện lần đầu;

- Huấn luyện lại: Các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định 181/2024/NĐ-CP phải thực hiện huấn luyện lại khi kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu; thợ nổ mìn, người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp đã ngừng công việc từ 06 tháng trở lên hoặc có liên quan đến sự thay đổi về công nghệ sản xuất, phương pháp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Thời gian huấn luyện bằng một nửa (1/2) thời gian huấn luyện lần đầu.

Vật liệu nổ công nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ?
Pháp luật
Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ chuyên môn như thế nào?
Pháp luật
Nội dung huấn luyện ứng phó sự cố trong sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp được quy định như thế nào?
Pháp luật
Vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ có được tặng, cho hay không? Trách nhiệm khi được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là gì?
Pháp luật
Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, ứng phó sự cố trong sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp 2025?
Pháp luật
Mẫu Hộ chiếu nổ mìn lộ thiên mới nhất áp dụng từ ngày 1/1/2025 theo Thông tư 23 như thế nào?
Pháp luật
Trình độ chuyên môn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp từ 1/1/2025 ra sao?
Pháp luật
Báo cáo nhu cầu vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp của doanh nghiệp phải gồm những tài liệu gì?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Quản lý, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp 2025 như thế nào? Quản lý, bảo quản tiền chất thuốc nổ 2025 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vật liệu nổ công nghiệp
Nguyễn Hoài Bảo Trâm Lưu bài viết
9 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vật liệu nổ công nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vật liệu nổ công nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào