Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, ứng phó sự cố trong sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp 2025?
- Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với người quản lý, người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp ra sao?
- Nội dung huấn luyện đối với người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp, chỉ huy nổ mìn, thợ nổ mìn?
- Nội dung huấn luyện đối với người phục vụ liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thế nào?
Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với người quản lý, người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp ra sao?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 7 Nghị định 181/2024/NĐ-CP quy định về nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, ứng phó sự cố trong sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp đối với người quản lý, người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp như sau:
(1) Nội dung huấn luyện đối với người quản lý
- Quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam;
- Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp; biện pháp về quản lý, kỹ thuật bảo đảm an toàn trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, thử nghiệm và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của bao gói, thùng chứa và phương tiện vận chuyển;
- Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro về các mặt an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
- Ứng phó sự cố liên quan đến sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại khoản 8 Điều 7 Nghị định 181/2024/NĐ-CP đối với người quản lý của tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.
(2) Nội dung huấn luyện đối với người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
- Quy định của pháp luật liên quan đến sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
- Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp, đặc tính kỹ thuật của vật liệu nổ công nghiệp đang sản xuất;
- Yêu cầu an toàn khi vận hành máy, thiết bị sản xuất và phương pháp làm việc an toàn;
- Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm và đánh giá rủi ro trong sản xuất vật liệu nổ công nghiệp về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai;
- Ứng phó sự cố liên quan đến sản xuất vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại khoản 8 Điều 7 Nghị định 181/2024/NĐ-CP.
Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, ứng phó sự cố trong sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp 2025? (Hình ảnh Internet)
Nội dung huấn luyện đối với người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp, chỉ huy nổ mìn, thợ nổ mìn?
Căn cứ khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 7 Nghị định 181/2024/NĐ-CP quy định về nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, ứng phó sự cố trong sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp đối với người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp, chỉ huy nổ mìn, thợ nổ mìn như sau:
- Nội dung huấn luyện đối với người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp
+ Quy định của pháp luật về bảo quản vật liệu nổ công nghiệp: Yêu cầu về kho chứa; phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn, phòng cháy và chữa cháy, chống sét, kiểm soát tĩnh điện kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp;
+ Thành phần, tính chất, phân loại và yêu cầu về chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; các quy định về thử nghiệm, kiểm tra và biện pháp bảo đảm chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; quy định về tiêu hủy và phương pháp tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn vật liệu nổ công nghiệp;
+ Cách sắp xếp, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp; yêu cầu về an toàn khi bốc xếp, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp trong phạm vi kho và trên phương tiện vận chuyển;
+ Quy trình xuất, nhập, thống kê vật liệu nổ công nghiệp;
+ Trách nhiệm của người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp;
+ Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro trong bảo quản vật liệu nổ công nghiệp về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai;
+ Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại khoản 8 Điều 7 Nghị định 181/2024/NĐ-CP đối với người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp của tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.
- Nội dung huấn luyện đối với chỉ huy nổ mìn
+ Quy định pháp luật về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam;
+ Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp; phân loại, kiểm tra chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; quy định về tiêu hủy và phương pháp tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn vật liệu nổ công nghiệp;
+ Các phương pháp nổ mìn; các biện pháp an toàn khi nổ mìn; ảnh hưởng của nổ mìn đối với công trình, môi trường và con người; xác định khoảng cách an toàn khi nổ mìn; xây dựng phương án nổ mìn; quy định về giám sát ảnh hưởng nổ mìn; đặc điểm tình hình về vị trí địa lý, địa hình, địa chất và văn hóa khu vực nổ mìn;
+ Phương pháp lập hộ chiếu nổ mìn hoặc thiết kế nổ mìn điển hình và chỉ đạo thi công bãi nổ theo hộ chiếu nổ mìn hoặc thiết kế nổ mìn đã lập;
+ Công tác bảo quản vật liệu nổ công nghiệp tại khu vực nổ mìn;
+ Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp từ kho tới nơi sử dụng và ngược lại;
+ Nhận diện nguy cơ và đánh giá rủi ro về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai trong sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
- Nội dung huấn luyện đối với thợ nổ mìn
+ Quy định pháp luật về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam;
+ Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp; phân loại, kiểm tra chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; quy định về tiêu hủy và phương pháp tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn vật liệu nổ công nghiệp;
+ Phương pháp nổ mìn; các biện pháp an toàn khi nổ mìn; ảnh hưởng của nổ mìn đối với công trình, môi trường, con người; khoảng cách an toàn khi nổ mìn; đặc điểm tình hình về vị trí địa lý, địa hình, địa chất và văn hóa khu vực nổ mìn;
+ Thực hiện thi công nổ mìn: Đọc và hiểu hộ chiếu nổ mìn hoặc thiết kế nổ mìn; bảo quản vật liệu nổ công nghiệp tại nơi nổ mìn; biện pháp an toàn khi làm ngòi mìn, mìn mồi, lắp đạn vào ống mang (đối với nổ mìn trong khai thác dầu khí); công việc nạp mìn, nạp bua, đầu nối mạng nổ mìn; xử lý mìn câm; phương pháp nổ, trình tự công việc, tín hiệu nổ, trách nhiệm của thợ nổ mìn;
+ Nhận diện nguy cơ và đánh giá rủi ro trong sử dụng vật liệu nổ công nghiệp về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai.
Nội dung huấn luyện đối với người phục vụ liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thế nào?
Căn cứ khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 7 Nghị định 181/2024/NĐ-CP quy định về nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, ứng phó sự cố trong sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp đối với người phục vụ liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp; ứng phó sự cố trong sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp như sau:
(1) Nội dung huấn luyện đối với người phục vụ liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
- Quy định của pháp luật liên quan đến sử dụng, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;
- Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp;
- Các dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của bao gói, thùng chứa và phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;
- Các phương pháp, biện pháp bảo quản vật liệu nổ công nghiệp trong kho, vị trí trung chuyển, trên phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và khu vực nổ mìn;
- Nhận diện nguy cơ có khả năng gây mất an toàn trong bốc dỡ, áp tải, vận chuyển, sử dụng và quy định bảo đảm an ninh, an toàn khi vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;
- Ứng phó sự cố liên quan đến sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại khoản 8 Điều này đối với người phục vụ của tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.
(2) Nội dung huấn luyện đối với người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp
- Quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; tiêu chuẩn, quy chuẩn về các chỉ tiêu đánh giá chất lượng vật liệu nổ công nghiệp;
- Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp;
- Phân loại, ghi nhãn vật liệu nổ công nghiệp; danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam;
- Các phương pháp kiểm tra, thử nghiệm; các biện pháp an toàn khi kiểm tra đánh giá vật liệu nổ công nghiệp; các phương pháp tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp;
- Quy trình phân tích, thử nghiệm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng vật liệu nổ công nghiệp;
- Ứng phó sự cố liên quan đến sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại khoản 8 Điều này đối với người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp của tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.
(3) Nội dung huấn luyện ứng phó sự cố trong sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp
- Phân loại và phương pháp phát hiện các tình huống khẩn cấp; các hành động khi phát hiện tình huống khẩn cấp;
- Xác định các tác động có thể gây nguy hiểm đối với người, phương tiện, thiết bị tại hiện trường và các vị trí, sơ đồ thoát hiểm; quyết định cần thiết khi phải sơ tán;
- Các phương án, biện pháp cần thực hiện khi xảy ra tai nạn, sự cố mất an ninh, an toàn vật liệu nổ công nghiệp: Thông tin gọi cứu hộ, cứu nạn; cấp cứu tại chỗ; sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ; liên lạc và báo cáo cơ quan có thẩm quyền; huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở;
- Phương pháp, biện pháp ứng phó các tình huống khẩn cấp;
- Công tác điều tra, đánh giá nguyên nhân, hậu quả của sự cố;
- Kế hoạch khắc phục hậu quả, khôi phục hoạt động của máy, thiết bị, công trình đã xảy ra sự cố.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các huyện, xã thuộc diện sáp nhập trong giai đoạn 2026 - 2030 theo Nghị quyết 35 về sắp xếp đơn vị hành chính?
- Tóm tắt truyện Cóc kiện Trời ngắn gọn? Viết đoạn văn ngắn kể lại câu chuyện Cóc kiện Trời lớp 3? Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân?
- Nghị quyết 18 về tinh giản biên chế: Có cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ CBCCVC hay không?
- Tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18: Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể đối với chính quyền địa phương?
- Tóm tắt truyện Vợ nhặt hay, ngắn gọn? Truyện Vợ nhặt của tác giả nào? Các nhân vật trong truyện Vợ nhặt?