Xe mô tô (xe máy) được chở hàng hóa có tải trọng tối đa là bao nhiêu theo quy định của pháp luật hiện nay?
Xe mô tô (xe máy) được chở hàng hóa có tải trọng tối đa là bao nhiêu theo quy định của pháp luật hiện nay?
Căn cứ khoản 5 Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định:
Người lái xe, người được chở, hàng hóa xếp trên xe mô tô, xe gắn máy
....
5. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa vượt quá chiều rộng giá đèo hàng về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá về phía sau giá đèo hàng 0,5 mét theo thiết kế của nhà sản xuất; chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 02 mét.
Như vậy, pháp luật hiện nay không quy định về việc xe mô tô được chở hàng hóa có tải trọng tối đa là bao nhiêu. Tuy không yêu cầu về tải trọng hàng hóa nhưng phải tuân thủ yêu cầu không được xếp hàng hóa vượt quá chiều rộng giá đèo hàng về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá về phía sau giá đèo hàng 0,5 mét theo thiết kế của nhà sản xuất; chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 02 mét.
Xe mô tô (xe máy) được chở hàng hóa có tải trọng tối đa là bao nhiêu theo quy định của pháp luật hiện nay? (Hình từ internet)
Người lái xe, người được chở, hàng hóa xếp trên xe mô tô, xe gắn máy phải đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 về người lái xe, người được chở, hàng hóa xếp trên xe mô tô, xe gắn máy được quy định như sau:
- Người lái xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
+) Chở người bệnh đi cấp cứu;
+) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
+) Trẻ em dưới 12 tuổi;
+) Người già yếu hoặc người khuyết tật.
- Người lái xe, người được chở trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và cài quai đúng quy cách.
- Người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
+) Đi xe dàn hàng ngang;
+) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
+) Sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
+) Buông cả hai tay; đi xe bằng một bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy hai bánh; đi xe bằng hai bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy ba bánh;
+) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang, vác và chở vật cồng kềnh; chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn quy định;
+) Ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
+) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Người được chở trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông đường bộ không được thực hiện các hành vi sau đây:
+) Mang, vác vật cồng kềnh;
+) Sử dụng ô;
+) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
+) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
+) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa vượt quá chiều rộng giá đèo hàng về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá về phía sau giá đèo hàng 0,5 mét theo thiết kế của nhà sản xuất; chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 02 mét.
Như vậy, khi tham gia giao thông người lái xe, người được chở, hàng hóa xếp trên xe mô tô, xe gắn máy cần phải tuân thủ các điều kiện được quy định bên trên.
Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ phải đảm bảo điều kiện gì?
Theo quy định tại Điều 35 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024
Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được cấp chứng nhận đăng ký xe và gắn biển số xe theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Xe ô tô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.
3. Phương tiện giao thông thông minh bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
4. Phương tiện gắn biển số xe nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật này.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này; quy định điều kiện hoạt động của xe thô sơ.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phạm vi hoạt động của xe thô sơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ tại địa phương.
Như vậy, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải được cấp chứng nhận đăng ký xe và gắn biển số xe theo quy định của pháp luật; Bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người mệnh Kim nên chọn nghề nghiệp nào? Có được tự do lựa chọn ngành nghề yêu thích hay không?
- Ủy ban nhân dân tỉnh có được quyết định số lượng phó chủ tịch ủy ban nhân dân đơn vị hành chính cấp huyện không?
- 3+ nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý lớp 12? Lập dàn ý? Đặc điểm môn học Môn Ngữ Văn lớp 12 như thế nào?
- Số vô tỉ là gì? Ví dụ số vô tỉ? Tập hợp số vô tỉ kí hiệu là gì? Nhận biết số vô tỉ là yêu cầu của chương trình giáo dục lớp mấy?
- Rao bán súng tự chế trên mạng xã hội bị xử lý thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?