Người không làm sạch bao bì chứa hóa chất đã qua sử dụng trước khi san chiết hóa chất thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Người không làm sạch bao bì chứa hóa chất đã qua sử dụng trước khi san chiết hóa chất thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người không làm sạch bao bì chứa hóa chất đã qua sử dụng trước khi san chiết hóa chất là bao lâu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền xử phạt người không làm sạch bao bì chứa hóa chất đã qua sử dụng trước khi san chiết hóa chất không?
Người không làm sạch bao bì chứa hóa chất đã qua sử dụng trước khi san chiết hóa chất thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Mức xử phạt đối với người không làm sạch bao bì chứa hóa chất đã qua sử dụng trước khi san chiết hóa chất được quy định tại điểm a khoản 3, khoản 4 Điều 13 Nghị định 71/2019/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động san chiết, đóng gói hóa chất
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không bảo quản riêng bao bì, vật chứa hóa chất đã qua sử dụng mà còn tiếp tục được sử dụng để san chiết, đóng gói hóa chất.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi san chiết, đóng gói hóa chất vào vật chứa, bao bì không đảm bảo kín, chắc chắn.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không kiểm tra, làm sạch bao bì, vật chứa hóa chất đã qua sử dụng trước khi san chiết, đóng gói hóa chất;
b) Thực hiện san chiết, đóng gói hóa chất tại địa điểm không đảm bảo các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nếu xảy ra tình trạng mất an toàn về môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này.
Theo quy định trên, người không làm sạch bao bì chứa hóa chất đã qua sử dụng trước khi san chiết hóa chất có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đồng thời người vi phạm còn bị buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nếu xảy ra tình trạng mất an toàn về môi trường.
Bao bì chứa hóa chất (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người không làm sạch bao bì chứa hóa chất đã qua sử dụng trước khi san chiết hóa chất là bao lâu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người không làm sạch bao bì chứa hóa chất đã qua sử dụng trước khi san chiết hóa chất là 01 năm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền xử phạt người không làm sạch bao bì chứa hóa chất đã qua sử dụng trước khi san chiết hóa chất không?
Việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền xử phạt người không làm sạch bao bì chứa hóa chất đã qua sử dụng trước khi san chiết hóa chất không được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 65 Nghị định 71/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 28 Điều 1 Nghị định 17/2022/NĐ-CP như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Thanh tra, Công an nhân dân, Hải quan, Quản lý thị trường, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam
1. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt trong phạm vi quản lý của địa phương mình đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 Điều 5; khoản 1 Điều 7; khoản 1, 2 Điều 8; điểm a khoản 1, điểm a khoản 3, khoản 4 Điều 11; khoản 1, 2 Điều 12; khoản 1 Điều 14; khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều 20; Điều 21; khoản 1 Điều 22; khoản 1 Điều 23; khoản 1 Điều 24; điểm a, b khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 25; điểm a, b, c khoản 1 Điều 27; Điều 28; khoản 1 Điều 29; khoản 1 Điều 30; khoản 1 Điều 33; khoản 1 Điều 34; khoản 1 Điều 35; Điều 36; khoản 1, 2 Điều 38; khoản 1 Điều 41; khoản 1 Điều 43; khoản 1 Điều 44; khoản 1 Điều 47; điểm a, b, đ khoản 1 Điều 49; khoản 1 Điều 53; khoản 1, 2 Điều 54; khoản 1 Điều 56 và khoản 1 Điều 57 Nghị định này.
...
Như vậy, dựa trên phân định thẩm quyền xử phạt thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không được quyền xử phạt người không làm sạch bao bì chứa hóa chất đã qua sử dụng trước khi san chiết hóa chất.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch ngày 27 tháng 4 năm 2025 tốt hay xấu? Giờ hoàng đạo ngày 27 4 2025? Lịch dương lịch âm ngày 27 4 tốt hay xấu?
- Trung tâm thương mại Vạn Hạnh Mall ở đâu? Mở cửa đến mấy giờ? Tiêu chuẩn phân loại trung tâm thương mại theo quy định?
- Lịch Concert quốc gia 26/4 27/4 30/4 diễu binh, diễn tập máy bay, bắn pháo hoa, trình diễn 3D mapping, trình diễn drone?
- Khu Quản lý đường bộ I là quản lý về đường bộ trong khu vực nào? Tổ chức có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Khu Quản lý đường bộ I?
- Âm vang Đại thắng mùa Xuân 1975 trong Điện ảnh: Hoạt động chiếu phim diễn ra ở 3 địa điểm nào tại TP HCM?