Danh sách chức danh lãnh đạo 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh thành 2025 được chỉ định là chức danh nào?
Danh sách chức danh lãnh đạo 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh thành 2025 được chỉ định là chức danh nào?
>> Danh sách Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND sau sáp nhập 2025
>> Danh sách lãnh đạo chủ chốt và lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước
>> Việt Nam còn bao nhiêu tỉnh sau sáp nhập 2025?
>> Danh sách cán bộ xã, phường, thị trấn
>> Tiêu chuẩn cán bộ cấp xã sau sáp nhập 34 tỉnh thành
Tại Nghị quyết 125/NQ-CP năm 2025 thông qua hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo đó, sau sáp nhập tỉnh thành 2025 cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm: 6 thành phố trực thuộc trung ương và 28 tỉnh.
Đồng thời, căn cứ theo Mục 4 Kết luận 150-KL/TW năm 2025 có nêu về nội dung về việc chỉ định các chức danh lãnh đạo khi sáp nhập tỉnh thành 2025 như sau:
Tổ chức thực hiện
(1) Giao Ban Thường vụ Đảng uỷ Quốc hội chỉ đạo rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan theo hướng:
Khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc thành lập mới đơn vị hành chính cấp xã, thì không bầu cử các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân; trưởng, phó đoàn đại biểu Quốc hội; trưởng các ban của hội đồng nhân dân và ủy viên ủy ban nhân dân theo quy định, mà giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, thường trực hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp xã căn cứ thông báo của cấp uỷ có thẩm quyền quản lý cán bộ, tiến hành chỉ định, bổ nhiệm nhân sự đảm nhiệm các chức danh liên quan nêu trên. Trường hợp đặc biệt, cho phép chỉ định nhân sự không phải là đại biểu hội đồng nhân dân giữ các chức danh lãnh đạo hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp xã mới thành lập.
...
Ngoài ra, căn cứ theo đề xuất quy định tại khoản 3 Điều 2 dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp 2013 như sau:
3. Khi kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện trong năm 2025 thì không tiến hành bầu các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân tại đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp; không bầu Trưởng đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp. Căn cứ thông báo của cấp ủy có thẩm quyền quản lý cán bộ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân, Trưởng đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp; Thủ tướng Chính phủ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp;
...
Như vậy, theo các nội dung nêu trên thì danh sách chức danh lãnh đạo 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh thành 2025 được chỉ định mà không tiến hành bầu gồm có các chức danh như sau:
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
- Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân
- Trưởng đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội.
*Lưu ý: Các chức danh trên được chỉ định mà không tiến hành bầu đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp.
Đồng thời, căn cứ thông báo của cấp ủy có thẩm quyền quản lý cán bộ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân, Trưởng đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp.
Thủ tướng Chính phủ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp.
Danh sách chức danh lãnh đạo 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh thành 2025 được chỉ định là chức danh nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chính quyền địa phương cấp tỉnh?
Căn cứ theo tiểu mục 1.2 Mục 1 Phần II Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chính quyền địa phương cấp tỉnh như sau:
- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chính quyền địa phương cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Sau khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2025), đề nghị các địa phương chủ động triển khai thực hiện theo quy định.
- Để thực hiện nhất quán nguyên tắc “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh phân quyền, phân cấp tối đa từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ cho chính quyền địa phương cấp tỉnh, nhất là trong việc ban hành các cơ chế, chính sách, các lĩnh vực quy hoạch, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai,... để bảo đảm đủ điều kiện, nguồn lực để thực hiện, nâng cao vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chính quyền địa phương cấp xã?
Căn cứ theo tiểu mục 2.3 Mục 2 Phần II Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chính quyền địa phương cấp tỉnh như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chính quyền địa phương cấp xã được quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Sau khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2025), đề nghị các địa phương quan tâm một số nội dung sau:
- Cấp xã chủ yếu là thực hiện chính sách từ cấp Trung ương và cấp tỉnh ban hành, tập trung vào các nhiệm vụ phục vụ người dân, trực tiếp giải quyết các vấn đề của cộng đồng dân cư, cung cấp các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu cho người dân trên địa bàn; có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quyết định việc tổ chức thi hành pháp luật trên địa bàn và quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp mình. Theo đó, CQĐP cấp xã mới đảm nhận các nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP cấp xã và nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP cấp huyện hiện nay, trực tiếp phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn.
- CQĐP cấp tỉnh tiếp tục phân cấp cho CQĐP cấp xã thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện, năng lực và yêu cầu quản lý của từng cấp xã.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tiêu chuẩn cán bộ cấp xã sau sáp nhập 34 tỉnh thành theo Kết luận của Bộ Chính trị cần cụ thể hóa những phương diện nào?
- Công an cửa khẩu là ai? Khi nào công an cửa khẩu phải đeo số hiệu theo quy định của Bộ Công an?
- Cập nhật diện tích 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh chi tiết thế nào trên cơ sở Nghị quyết 60 và Quyết định 759?
- 3+ Mẫu viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết: Nên cân bằng giữa việc học tập và hoạt động giải trí thế nào lớp 9?
- Câu hỏi đố vui về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Các hoạt động tuyên truyền trọng tâm kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh?