Người khai man số liệu trên báo cáo tài chính thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Người khai man số liệu trên báo cáo tài chính thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại điểm a khoản 4, điểm b khoản 5 Điều 11 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính
...
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy báo cáo tài chính bị giả mạo, khai man đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, người khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Đồng thời người vi phạm còn bị buộc tiêu hủy báo cáo tài chính bị khai man.
Báo cáo tài chính (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người khai man số liệu trên báo cáo tài chính là bao lâu?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là 2 năm.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập là 1 năm.
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người khai man số liệu trên báo cáo tài chính là 02 năm.
Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt người khai man số liệu trên báo cáo tài chính không?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
...
3. Thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Chương IV Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 70 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh thanh tra Bộ Tài chính như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra tài chính
...
3. Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Như vậy, Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập với mức phạt tiền cao nhất là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do người khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền tối đa là 50.000.000 đồng nên Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt người này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?