Người học ngành thanh nhạc trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận những công việc nào?
Người học ngành thanh nhạc trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 3 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, mỹ thuật và ngôn ngữ (sau đây gọi tắt Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Hát thính phòng;
- Hát dân ca;
- Hát nhạc đại chúng (nhạc nhẹ);
- Hát bè, hát tốp ca, hợp xướng;
- Hướng dẫn thực hành thanh nhạc;
- Tổ chức phong trào văn hóa nghệ thuật.
Như vậy, người học ngành thanh nhạc trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận những công việc như sau:
- Hát thính phòng;
- Hát dân ca;
- Hát nhạc đại chúng (nhạc nhẹ);
- Hát bè, hát tốp ca, hợp xướng;
- Hướng dẫn thực hành thanh nhạc;
- Tổ chức phong trào văn hóa nghệ thuật.
Ngành thanh nhạc (Hình từ Internet)
Người học ngành thanh nhạc trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải đạt tối thiểu những kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Kỹ năng
- Ứng dụng được các kỹ thuật cơ bản và có hệ thống của ngành, nghề; thực hiện được các phương pháp hát từ cổ điển, dân ca và đương đại;
- Biểu diễn được các tác phẩm thanh nhạc như: Romance, tổ khúc, ca khúc dân ca, ca khúc đương đại với các hình thức hát đơn ca, tốp ca, hợp xướng... bằng các kỹ thuật, kỹ năng cơ bản theo yêu cầu;
- Tự luyện thanh, vỡ bài hát, phối bè, hát đơn ca, hát nhóm…;
- Xây dựng được tác phẩm thanh nhạc với nhiều phong cách khác nhau;
- Rèn luyện khả năng diễn xuất, làm chủ sân khấu theo nội dung tác phẩm thanh nhạc;
- Thực hiện được kỹ thuật diễn xuất nội tâm và hình thể; giải phóng cơ thể khi hát và diễn;
- Sử dụng được một loại nhạc cụ để đệm hát hoặc diễn tấu những đoạn nhạc đơn giản;
- Ứng dụng được kỹ năng phân tích âm nhạc, phối bè đơn giản;
- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị âm thanh dùng cho hát như micro, phần mềm âm nhạc;
- Chọn đúng, đầy đủ được các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh chuyên dụng, các loại nhạc cụ chủ yếu trong trình diễn;
- Tổ chức, sắp xếp được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia biểu diễn;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, người học ngành thanh nhạc trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải đạt tối thiểu những kỹ năng như trên.
Người học ngành thanh nhạc trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có ý thức tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật, trách nhiệm và phương pháp làm việc khoa học;
- Hoạt động độc lập, tiếp thu và học hỏi có chọn lọc, sáng tạo trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật;
- Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm làm việc;
- Đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- Giao tiếp lịch sự, văn minh thanh lịch với công chúng khán giả, đồng nghiệp và nhà tuyển dụng lao động.
Như vậy, người học ngành thanh nhạc trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như sau:
- Có ý thức tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật, trách nhiệm và phương pháp làm việc khoa học;
- Hoạt động độc lập, tiếp thu và học hỏi có chọn lọc, sáng tạo trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật;
- Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm làm việc;
- Đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- Giao tiếp lịch sự, văn minh thanh lịch với công chúng khán giả, đồng nghiệp và nhà tuyển dụng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?