Người giám định tư pháp từ chối đưa ra kết luận giám định mà không có lý do chính đáng thì bị xử phạt thế nào?
Người giám định tư pháp có được từ chối đưa ra kết luận giám định không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Giám định tư pháp 2012, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 về các hành vi bị cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng.
2. Cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
3. Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp hoặc lợi dụng việc trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp để gây khó khăn, cản trở hoạt động tố tụng.
4. Lợi dụng việc thực hiện giám định tư pháp để trục lợi.
5. Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp.
6. Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
7. Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp.
Theo quy định trên, người giám định tư pháp có thể từ chối đưa ra kết luận giám định nếu có lý do chính đáng.
Việc từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng được xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Giám định tư pháp (Hình từ Internet)
Người giám định tư pháp từ chối đưa ra kết luận giám định mà không có lý do chính đáng thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 20 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về hoạt động giám định tư pháp như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động giám định tư pháp
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc giám định để trục lợi;
b) Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định;
c) Từ chối đưa ra kết luận giám định mà không có lý do chính đáng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Kết luận giám định sai sự thật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Thực hiện giám định trong trường hợp phải từ chối giám định theo quy định của pháp luật;
e) Ghi nhận không trung thực kết quả trong quá trình giám định mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
...
Theo Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong các lĩnh vực: hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình là 30.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong các lĩnh vực: thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã là 40.000.000 đồng.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp là 50.000.000 đồng.
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
6. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương VIII Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
Theo đó, người giám định tư pháp từ chối đưa ra kết luận giám định không có lý do chính đáng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Người giám định tư pháp từ chối đưa ra kết luận giám định bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
Theo quy định tại Điều 383 Bộ luật Hình sự 2015, điểm i khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu như sau:
Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu
1. Người làm chứng nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản, hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người giám định tư pháp từ chối đưa ra kết luận giám định mà không có lý do chính đáng, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt là phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?