Mẫu kết luận giám định tư pháp lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo Thông tư 28 là gì? Kết luận giám định cần có nội dung gì?
- Mẫu kết luận giám định tư pháp lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo Thông tư 28 là gì? Kết luận giám định phải gồm những nội dung gì?
- Trách nhiệm bàn giao kết luận giám định tư pháp lĩnh vực kế hoạch và đầu tư của ai?
- Khi kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại khác nhau về cùng một nội dung thì thực hiện thế nào?
Mẫu kết luận giám định tư pháp lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo Thông tư 28 là gì? Kết luận giám định phải gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 9 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT quy định:
Quy trình thực hiện giám định tư pháp
...
5. Kết luận giám định:
Căn cứ kết quả giám định tư pháp và quy định của pháp luật có liên quan, tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định đưa ra kết luận giám định. Kết luận giám định thực hiện theo quy định tại Điều 32 Luật Giám định tư pháp và theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
..
Theo đó, Dẫn chiếu Điều 32 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định kết luận giám định tư pháp lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được thực hiện như sau:
- Kết luận giám định tư pháp phải bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau đây:
+ Họ, tên người giám định tư pháp; tổ chức thực hiện giám định tư pháp;
+ Tên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp; số văn bản trưng cầu giám định hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
+Thông tin xác định đối tượng giám định;
+ Thời gian nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp;
+ Nội dung yêu cầu giám định;
+ Phương pháp thực hiện giám định;
+ Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung chuyên môn của đối tượng cần giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp;
+ Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định.
- Trong trường hợp trưng cầu, yêu cầu cá nhân thực hiện giám định tư pháp thì bản kết luận giám định tư pháp phải có chữ ký và ghi rõ họ, tên của người giám định tư pháp. Trường hợp yêu cầu tổ chức cử người giám định thì bản kết luận giám định tư pháp phải có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ, tên của người giám định tư pháp và có xác nhận chữ ký của tổ chức cử người giám định.
Trường hợp trưng cầu, yêu cầu tổ chức thực hiện giám định tư pháp thì ngoài chữ ký, họ, tên của người giám định, người đứng đầu tổ chức còn phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định tư pháp và tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp phải chịu trách nhiệm về kết luận giám định tư pháp.
Trường hợp Hội đồng giám định quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này thực hiện giám định thì người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của Hội đồng giám định.
- Trong trường hợp việc giám định được thực hiện trước khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, theo đúng trình tự, thủ tục do Luật này quy định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể sử dụng kết luận giám định đó như kết luận giám định tư pháp.
Xem và tải Mẫu tại Phụ lục IV Mẫu kết luận giám định tư pháp lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
Mẫu kết luận giám định tư pháp lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo Thông tư 28 là gì? Kết luận giám định cần có nội dung gì? (hình từ Internet)
Trách nhiệm bàn giao kết luận giám định tư pháp lĩnh vực kế hoạch và đầu tư của ai?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 9 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT quy định:
Quy trình thực hiện giám định tư pháp
...
6. Bàn giao kết luận giám định:
Tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định có trách nhiệm bàn giao kết luận giám định cho người trưng cầu giám định. Biên bản bàn giao kết luận giám định theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định có trách nhiệm bàn giao kết luận giám định cho người trưng cầu giám định.
Xem và tải Mẫu tại Phụ lục V Mẫu Biên bản bàn giao kết luận giám định
Khi kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại khác nhau về cùng một nội dung thì thực hiện thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT quy định:
Giám định bổ sung, giám định lại và thành lập Hội đồng giám định tư pháp
1. Việc giám định bổ sung, giám định lại thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Giám định tư pháp.
2. Thành lập Hội đồng giám định tư pháp:
a) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định;
b) Việc thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Giám định tư pháp.
Vụ Pháp chế có văn bản gửi đơn vị có liên quan đề nghị cử người tham gia hội đồng giám định tư pháp; tổng hợp danh sách và báo cáo Bộ trưởng xem xét đồng thời gửi Vụ Tổ chức cán bộ để tham mưu, trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quyết định thành lập Hội đồng giám định tư pháp theo ý kiến của Bộ trưởng.
Hội đồng giám định tư pháp hoạt động theo cơ chế giám định tập thể quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Giám định tư pháp.
Như vậy, trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Trong đó, việc thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thực hiện theo quy định sau:
- Trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý về lĩnh vực cần giám định quyết định thành lập Hội đồng để thực hiện giám định lại lần thứ hai. Hội đồng giám định gồm có ít nhất 03 thành viên là những người có chuyên môn cao và có uy tín trong lĩnh vực cần giám định. Hội đồng giám định hoạt động theo cơ chế giám định tập thể quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.
- Trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định.



.jpg)






Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc tặng em gái tốt nghiệp đại học? Lời chúc tặng em gái tốt nghiệp đại học ý nghĩa? Tốt nghiệp đại học có được học thạc sĩ?
- Lời chúc mừng sinh nhật người thân? Có được đăng tải hình ảnh của người thân lên mạng xã hội để chúc mừng sinh nhật?
- Mẫu đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp mới nhất?
- Top 7 mẫu viết đoạn văn tả cây cối lớp 5 ngắn gọn, điểm cao? Yêu cầu cần đạt về năng lực văn học đối với học sinh lớp 5?
- Tứ thân phụ mẫu nghĩa là gì? Tứ thân phụ mẫu gồm những ai? Con cái có trách nhiệm, nghĩa vụ như thế nào đối với cha mẹ?