Người được giao trực tiếp nhận thông tin từ đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 địa phương sẽ nhận được mức hỗ trợ là bao nhiêu?
- Hoạt động của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả địa phương chi cho những nội dung gì?
- Người được giao trực tiếp nhận thông tin từ đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 địa phương sẽ nhận được mức hỗ trợ là bao nhiêu?
- Kinh phí hỗ trợ người được giao trực tiếp nhận thông tin từ đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 địa phương được lấy từ đâu?
Hoạt động của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả địa phương chi cho những nội dung gì?
Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả địa phương (Hình từ Internet)
Theo Điều 3 Thông tư 339/2016/TT-BTC quy định hoạt động của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả địa phương (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 địa phương) chi cho những nội dung bao gồm:
- Chi xây dựng chiến lược, kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bao gồm: Chi tổ chức các cuộc họp, kiểm tra, giám sát việc xây dựng chiến lược, kế hoạch và hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Trường hợp họp ngoài giờ, Ban Chỉ đạo 389 địa phương được chi tiền họp cho các đại biểu tham dự cuộc họp. Các cơ quan cử người tham dự các cuộc họp ngoài giờ không thực hiện thanh toán tiền làm thêm giờ cho cán bộ công chức, viên chức được cử tham dự các cuộc họp này.
- Chi kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; kiểm tra, giám sát liên ngành việc xử lý các vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
- Chi hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài về lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
- Chi khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp liên ngành chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
- Chi tổ chức hội nghị tổng kết, sơ kết đánh giá công tác định kỳ và theo chuyên đề của Ban Chỉ đạo 389 địa phương về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
- Chi tuyên truyền về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
- Chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi vật tư văn phòng, thông tin, liên lạc; mua tài liệu phục vụ cho công tác chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
- Chi thuê phương tiện đi lại, mua sắm, sửa chữa tài sản, máy móc thiết bị phục vụ hoạt động chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Ban Chỉ đạo 389 địa phương.
- Chi làm thêm giờ phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 địa phương.
- Chi hỗ trợ người được giao trực tiếp nhận thông tin từ đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 địa phương (nếu có).
Người nhận khoản hỗ trợ này thì không được thanh toán tiền làm đêm, làm thêm giờ do trực đường dây nóng theo quy định. Số lượng đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 địa phương do người có thẩm quyền của Ban Chỉ đạo 389 địa phương quyết định phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.
- Các khoản chi khác phục vụ trực tiếp hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 địa phương (nếu có).
Người được giao trực tiếp nhận thông tin từ đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 địa phương sẽ nhận được mức hỗ trợ là bao nhiêu?
Theo khoản 5 Điều 4 Thông tư 339/2016/TT-BTC quy định như sau:
Mức chi
Mức chi cho các nội dung quy định tại Điều 3 Thông tư này được thực hiện theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Thông tư này quy định một số mức chi cụ thể như sau:
1. Mức chi tiền thưởng của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 của Bộ, cơ quan trung ương và Ban Chỉ đạo 389 địa phương đối với các tổ chức; cá nhân: Áp dụng mức chi tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
2. Mức chi tiền họp ngoài giờ làm việc:
a) Cuộc họp do Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức: Mức chi tối đa đối với người chủ trì cuộc họp là 150.000 đồng/người/buổi, các đại biểu khác là 100.000 đồng/người/buổi.
b) Cuộc họp do Ban chỉ đạo 389 của Bộ, cơ quan trung ương, Ban Chỉ đạo 389 địa phương tổ chức: Mức chi tối đa đối với người chủ trì cuộc họp là 100.000 đồng/người/buổi, các đại biểu khác là 70.000 đồng/người/buổi.
3. Chi hoạt động thông tin tuyên truyền về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
4. Chi mua sắm tài sản, máy móc thiết bị: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 19/2016/TT-BTC ngày 01/02/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Chi hỗ trợ người được giao trực tiếp nhận thông tin từ đường dây nóng (tiếp nhận thông tin 24h/24h và 7 ngày/tuần): 1.300.000 đồng/người/tháng/một đường dây nóng.
6. Chi tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Căn cứ quy định trên thì người được giao trực tiếp nhận thông tin từ đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 địa phương (tiếp nhận thông tin 24h/24h và 7 ngày/tuần) sẽ nhận được mức hỗ trợ là 1.300.000 đồng/người/tháng/một đường dây nóng.
Kinh phí hỗ trợ người được giao trực tiếp nhận thông tin từ đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 địa phương được lấy từ đâu?
Theo điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư 339/2016/TT-BTC quy định như sau:
Nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
1. Nguồn ngân sách nhà nước:
...
b) Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 địa phương, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 địa phương và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan được giao nhiệm vụ thường trực Ban Chỉ đạo 389 địa phương.
2. Nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Căn cứ trên quy định kinh phí hỗ trợ người được giao trực tiếp nhận thông tin từ đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 địa phương được lấy từ nguồn ngân sách địa phương hoặc nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?