Người dân khu vực biên giới Việt Nam muốn sang khu vực biên giới Campuchia phải được sự cho phép của cơ quan nào?

Về quy chế biên giới giữa Việt Nam và Campuchia, thì khi người dân khu vực biên giới Việt Nam muốn sang khu vực biên giới Campuchia phải được sự cho phép của cơ quan nào? Việt Nam - Campuchia mở 8 cửa khẩu trên các đường bộ, đường sông, vậy 08 cửa khẩu đó là cửa khẩu nào? Nhân dân, cán bộ, bộ đội, hàng hóa cả hai nước khi qua biên giới phải tuân thủ những gì? Anh Vinh (TP.HCM) đặt câu hỏi.

Người dân khu vực biên giới Việt Nam muốn sang khu vực biên giới Campuchia phải được sự cho phép của cơ quan nào?

Tại Điều 6 Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia 1983 có quy định như sau:

Điều 6.
a) Những người dân khu vực biên giới Bên này không được sang khu vực biên giới Bên kia cư trú, làm nhà, canh tác, lây lâm thổ sản, săn bắn, chăn trâu bò, gia cầm v.v…, đánh cá, bắt tôm trừ trường hợp được phép của chính quyền hai Bên từ cấp huyện trở lên. Trường hợp sang khu vực biên giới Bên kia cư trú, làm nhà trái với quy định này sau khi Hiệp định này có hiệu lực thì đương sự phải dỡ nhà, trở về nước mình trong vòng sáu tháng.
b) Trường hợp đang sản xuất tại khu vực biên giới Bên kia khi Hiệp định này có hiệu lực và không được phép tiếp tục nữa, nếu là hoa màu và cây lâu năm chưa kịp thu hoạch thì đương sự được phép tiếp tục qua biên giới để chăm sóc cho đến khi thu hoạch xong và chỉ được làm và thu hoạch hết vụ đó. Đối với cây lâu năm chậm nhất một năm sau khi Hiệp định này có hiệu lực, đương sự phải nhượng lại cho chính quyền địa phương sở tại và chính quyền địa phương sở tại cần xem xét việc bồi thường cho đương sự theo giá thỏa thuận.
c) Trong lúc tiến hành các hoạt động sản xuất nói trên ở khu vực biên giới Bên kia, đương sự phải tuân theo luật lệ của Bên kia.

Theo đó, khi người dân khu vực biên giới Việt Nam muốn sang khu vực biên giới Campuchia phải được sự cho phép của chính quyền hai Bên từ cấp huyện trở lên.

Nếu người dân sang khu vực biên giới Campuchia cư trú, làm nhà trái với quy định này sau khi Hiệp định này có hiệu lực thì đương sự phải dỡ nhà, trở về nước mình trong vòng sáu tháng.

Người dân khu vực biên giới Việt Nam muốn sang khu vực biên giới Campuchia phải được sự cho phép của cơ quan nào?

Người dân khu vực biên giới Việt Nam muốn sang khu vực biên giới Campuchia phải được sự cho phép của cơ quan nào? (Hình từ Internet)

Quy định về việc Việt Nam - Campuchia mở 8 cửa khẩu trên các đường bộ, đường sông như thế nào?

Theo Điều 12 Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia 1983 quy định như sau:

- Hai Bên thỏa thuận mở 8 cửa khẩu trên các đường bộ, đường sông sau đây:

- Hai Bên sẽ đặt trạm kiểm soát ở các cửa khẩu chính làm nhiệm vụ kiểm soát người, hành lý, hàng hóa và phương tiện vận chuyển qua lại biên giới theo những quy định của Hiệp định này, hoặc những thỏa thuận liên quan khác của hai nước và những luật lệ liên quan của mỗi nước.

- Ở những nơi xa các cửa khẩu chính, chính quyền cấp Tỉnh hai Bên có thể thỏa thuận mở thêm những cửa khẩu phụ trên những đường nhỏ hoặc đường mòn để thuận tiện cho những người dân khu vực biên giới hai Bên qua lại.

- Việc kiểm soát sự qua lại biên giới ở cửa khẩu phụ sẽ do đồn biên phòng nơi đó phụ trách.

Nhân dân, cán bộ, bộ đội, hàng hóa của Việt Nam - Campuchia khi qua biên giới phải tuân thủ những gì?

Theo Điều 13 Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia 1983, nhân dân, cán bộ, bộ đội, hàng hóa hai nước qua biên giới phải theo các quy định sau đây:

- Cán bộ, viên chức, công nhân các ngành kể cả quân đội của mỗi Bên, đi tập thể hoặc cá nhân, qua lại biên giới vì lý do công tác, thăm viếng hữu nghị, học tập, chữa bệnh hoặc lý do khác, kể cả kiều dân của hai Bên được phép đi về, phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị ngang hộ chiếu do Bộ Ngoại giao nước họ cấp.

- Cán bộ, viên chức, công nhân các ngành và các tỉnh không phải là tỉnh biên giới của mỗi nước, đi tập thể hoặc cá nhân, qua lại biên giới để thực hiện nhiệm vụ do các ngành, các cấp giao hoặc đã được hai Bên thỏa thuận phải có giấy thông hành do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nội vụ hoặc Bộ Ngoại giao của mỗi nước cấp.

- Các đơn vị quân đội hoặc quân nhân đi riêng lẻ của mỗi Bên qua lại biên giới để thực hiện nhiệm vụ do Bộ Quốc phòng hai nước thỏa thuận, phải có giấy giới thiệu qua biên giới của các cơ quan quan sự có thẩm quyền do hai Bộ Quốc phòng thỏa thuận chỉ định.

- Cán bộ, viên chức, công nhân thuộc tỉnh biên giới của nước này đi tập thể hay cá nhân, qua tỉnh biên giới Bên kia thực hiện nhiệm vụ hoặc đi thăm viếng hữu nghị phải có giấy thông hành biên giới do chính quyền cấp tỉnh của mỗi nước cấp. Giấy thông hành biên giới nói trên chỉ có giá trị đối với tỉnh biên giới nơi đến.

- Những người dân mỗi nước qua lại biên giới vì việc riêng tư như thăm người thân, đất bốc mồ mả … phải có giấy tờ có giá trị ngang hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nội vụ hoặc Bộ Ngoại giao của mỗi nước cấp.

- Những người dân khu vực biên giới Bên này sang khu vực biên giới Bên kia theo khoản a) Điều 5 Hiệp định này phải có giấy chứng minh biên giới. Nếu đương sự muốn lưu lại khu vực biên giới đó quá ba ngày phải có giấy phép của chính quyền xã hoặc đơn vị bộ đội biên phòng gần nhất bên phía mình cấp. Họ phải xuất trình giấy chứng minh biên giới và giấy phép đó nếu có cho chính quyền cấp xã nơi đến theo đúng Điều 15.

- Thủy thủ theo các tàu của Bên này qua lại lãnh thổ Bên kia phải có thẻ thủy thủ.

- Hàng hóa các loại đưa qua biên giới (trừ hàng quân sự) phải có giấy chứng nhận của cơ quan có hàng hóa đó và tuân theo đúng luật lệ hải quan, kiểm dịch và luật lệ liên quan khác của mỗi Bên.

Biên giới quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nước có chung biên giới đất liền với nước Việt Nam là nước nào? Phương tiện của nước có chung biên giới vào khu vực cửa khẩu của VN có phải khai tờ khai hải quan không?
Pháp luật
Đỉnh Mẫu Sơn ở đâu? Đỉnh Mẫu Sơn ở tỉnh nào? Sản phẩm du lịch của Đỉnh Mẫu Sơn 2024 gồm những gì?
Pháp luật
Ngày 03 tháng 3 là Ngày Biên phòng toàn dân đúng không? Cách thức tổ chức Ngày Biên phòng toàn dân?
Pháp luật
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì? Mức phạt cao nhất cho người kích động chiến tranh xâm lược nhằm chống lại chủ quyền lãnh thổ Việt Nam là gì?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục thiết lập khu chợ biên giới Việt Nam - Trung Quốc thế nào? Khu chợ biên giới gồm những kiểu chợ gì?
Pháp luật
Mẫu Giấy xác nhận kinh doanh tại khu chợ biên giới của cư dân biên giới Trung Quốc hiện nay thế nào?
Pháp luật
Nội dung đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia gồm những nội dung nào? Cơ quan nào tổ chức thực hiện đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia?
Pháp luật
Nước nào có diện tích lớn nhất thế giới? Hành vi nào bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới quốc gia?
Pháp luật
Hộ di dân theo kế hoạch Nhà nước đến sinh sống ổn định lâu dài tại thôn sát biên giới Việt Trung được hỗ trợ khai hoang thế nào?
Pháp luật
Danh sách các cặp cửa khẩu giữa Việt Nam và Campuchia thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biên giới quốc gia
1,627 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biên giới quốc gia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào