Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT bị khiển trách khi nào? Dùng bài của người khác để nộp bị xử lý ra sao?
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT bị khiển trách khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 57 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Xử lý thí sinh vi phạm Quy chế thi
Mọi vi phạm Quy chế thi đều bị lập biên bản, xử lý kỷ luật và thông báo cho thí sinh.
1. Khiển trách:
a) Đối với những thí sinh phạm lỗi một lần; nhìn bài hoặc trao đổi bài với thí sinh khác;
b) Hình thức này do Giám thị quyết định tại biên bản được lập.
2. Cảnh cáo:
a) Đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây: Đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ thi bài thi đó vẫn tiếp tục vi phạm Quy chế thi ở mức khiển trách; trao đổi bài làm hoặc giấy nháp với thí sinh khác; chép bài của thí sinh khác hoặc để thí sinh khác chép bài của mình;
b) Hình thức kỷ luật cảnh cáo do Giám thị quyết định tại biên bản được lập, kèm tang vật (nếu có).
...
Như vậy, thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT bị khiển trách trong các trường hợp sau đây:
- Thí sinh phạm lỗi một lần;
- Nhìn bài hoặc trao đổi bài với thí sinh khác;
Lưu ý: Hình thức khiển trách sẽ do Giám thị quyết định tại biên bản được lập.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT bị khiển trách khi nào? Dùng bài của người khác để nộp bị xử lý ra sao? (Hình từ Internet)
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT dùng bài của người khác để nộp bị xử lý ra sao?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 57 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về việc xử lý thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT như sau:
Xử lý thí sinh vi phạm Quy chế thi
Mọi vi phạm Quy chế thi đều bị lập biên bản, xử lý kỷ luật và thông báo cho thí sinh.
...
4. Trừ điểm bài thi
a) Thí sinh bị khiển trách trong khi thi bài thi nào sẽ bị trừ 25% tổng số điểm bài thi của bài thi đó;
b) Thí sinh bị cảnh cáo trong khi thi bài thi nào sẽ bị trừ 50% tổng số điểm bài thi của bài thi đó;
c) Những bài thi có đánh dấu bị phát hiện trong khi chấm sẽ bị trừ 50% tổng số điểm bài thi của bài thi đó;
d) Cho điểm 0 (không): Bài thi được chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng thi; có hai bài làm trở lên đối với một bài thi; bài thi có chữ viết của hai người trở lên; những phần của bài thi viết trên giấy nháp, giấy không đúng quy định;
đ) Thí sinh bị đình chỉ thi bài thi nào sẽ bị điểm 0 (không) bài thi đó và không được tiếp tục dự thi các bài thi tiếp theo;
e) Việc trừ điểm bài thi nêu tại điểm c và d khoản này do lãnh đạo Ban Chấm thi quyết định căn cứ báo cáo bằng văn bản của Trưởng môn chấm thi tự luận.
5. Hủy bỏ kết quả thi đối với những thí sinh: Có hai bài thi trở lên bị điểm 0 (không) do phạm lỗi quy định tại điểm d khoản 4 Điều này; viết, vẽ vào tờ giấy thi những nội dung không liên quan đến bài thi; để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của người khác để nộp. Căn cứ báo cáo bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng thi, Giám đốc sở GDĐT ra quyết định hủy bỏ kết quả thi.
...
Như vậy, trong trường hợp thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT dùng bài của người khác để nộp thì sẽ bị lập biên bản, xử lý kỷ luật đồng thời hủy bỏ kết quả thi theo quy định.
Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông?
Căn cứ theo Điều 59 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể:
(1) Chỉ đạo tổ chức kỳ thi; quyết định phương án xử lý các trường hợp đặc biệt và các tình huống bất thường khác.
(2) Cung cấp các hệ thống phần mềm, văn bản hướng dẫn và tổ chức tập huấn để phục vụ công tác tổ chức thi bảo đảm thống nhất trên toàn quốc.
(3) Thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia để chỉ đạo tổ chức kỳ thi.
(4) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thanh tra, kiểm tra kỳ thi theo quy định của pháp luật.
(5) Quy định cấu trúc định dạng đề thi, công bố đề tham khảo cho kỳ thi.
(6) Ban hành các quy định, yêu cầu đối với Hội đồng ra đề thi.
(7) Tổ chức ra đề thi và hướng dẫn về quy trình vận chuyển đề thi từ Hội đồng ra đề thi tới các Ban In sao đề thi.
(8) Ban hành các quy định, quy trình và hướng dẫn chuẩn bị để tổ chức thi trên máy tính đối với các môn trắc nghiệm tại một số địa phương có đủ điều kiện.
(9) Đối sánh kết quả thi và điểm trung bình cả năm lớp 12 của thí sinh lớp 12 trong năm tổ chức thi; phân tích điểm hiệu chỉnh giữa các môn thi để phục vụ công tác đánh giá kết quả thi của các môn trong kỳ thi.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trắc nghiệm có đáp án về gia đình của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Sau khi mất thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đâu?
- Nhà trường cử giáo viên đi đào tạo nâng trình độ chuẩn thì được hưởng 80% lương và các chế độ, phụ cấp?
- Các mốc thời gian tạm dừng ứng dụng thuế điện tử, hóa đơn điện tử theo Thông báo 237? Tạm dừng từ khi nào?
- Tên tiếng anh của ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới? 17 5 có phải lễ lớn?
- Mẫu yêu cầu báo giá mới nhất? Tải mẫu? Người tiêu dùng có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh báo giá hàng hóa dịch vụ đúng không?