Người có nghĩa vụ phải thi hành án dân sự nhưng không chấp hành thì xử lý như thế nào? Không được tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp nào?
Người có nghĩa vụ phải thi hành án dân sự nhưng không chấp hành thì xử lý như thế nào?
Người có nghĩa vụ phải thi hành án dân sự nhưng không chấp hành thì xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo Điều 45 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định như sau:
Thời hạn tự nguyện thi hành án
1. Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
2. Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên áp dụng ngay biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này.
Ngoài ra, căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Luật Thi hành án dân sự 2008 có quy định như sau:
Cưỡng chế thi hành án
1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
...
Theo quy định này thì thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc nhận được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
Trong trường hợp hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người có nghĩa vụ phải thi hành án dân sự nhưng không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành án.
Không được tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 46 Luật Thi hành án Dân sự 2008 quy định về cưỡng chế thi hành án như sau:
Cưỡng chế thi hành án
...
2. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án như sau:
Áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án
...
2. Ngoài những trường hợp không tổ chức cưỡng chế thi hành án do Luật Thi hành án dân sự quy định, cơ quan thi hành án dân sự không tổ chức cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng trong thời gian 15 ngày trước và sau tết Nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách, nếu họ là người phải thi hành án; các trường hợp đặc biệt khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương.
3. Trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu báo cáo Tư lệnh quân khu và tương đương ít nhất là 05 ngày làm việc trước khi tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn theo quy định tại Khoản 1 Điều 172, Khoản 2 Điều 173 và Khoản 2 Điều 174 của Luật Thi hành án dân sự.
...
Như vậy, Cơ quan thi hành án không được tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự trong các trường hợp dưới đây:
- Trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định;
- Không tổ chức cưỡng chế có huy động lực lượng trong thời gian 15 ngày trước và sau Tết Nguyên đán 2024;
- Các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách, nếu họ là người phải thi hành án;
- Các trường hợp đặc biệt khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương.
Người phải thi hành án dân sự có phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự 2008, người phải thi hành án dân sự phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án, bao gồm:
- Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án.
- Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án.
- Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản, chi phí định giá lại tài sản, ngoại trừ các chi phí sau:
+ Chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, ngoại trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá.
+ Định giá lại tài sản khi có vi phạm quy định về định giá.
- Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án.
- Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ.
- Tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?