Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự là gì? Thời gian nào không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự?
Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự là gì?
Khái niệm thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự được quy định tại Điều 3 Luật Thi hành án dân sự 2008 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của đương sự.
5. Thời hiệu yêu cầu thi hành án là thời hạn mà người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án; hết thời hạn đó thì mất quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án theo quy định của Luật này.
...
Như vậy, thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự là thời hạn mà người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án; hết thời hạn đó thì mất quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án.
Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự là gì? Thời gian nào không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự? (hình từ internet)
Thời gian nào không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự?
Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự được quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự 2008 như sau:
Thời hiệu yêu cầu thi hành án
1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.
3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Như vậy, thời gian không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự bao gồm:
- Thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.
- Thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án đối với trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn.
Đơn yêu cầu thi hành án dân sự phải có các nội dung nào?
Căn cứ Điều 31 Luật Thi hành án dân sự 2008, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014:
Tiếp nhận, từ chối yêu cầu thi hành án
1. Đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan.
Ngày yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
c) Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
d) Nội dung yêu cầu thi hành án;
đ) Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;
e) Ngày, tháng, năm làm đơn;
g) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.
...
Như vậy, đơn yêu cầu thi hành án dân sự phải có các nội dung sau đây:
- Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
- Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
- Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
- Nội dung yêu cầu thi hành án;
- Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản ghi nhận công nhân lấy trộm tài sản công ty? Công nhân lấy trộm tài sản thì công ty có phải đi tù không?
- Mẫu Giấy báo tử mới nhất? Tải về mẫu Giấy báo tử mới nhất chuẩn Thông tư 24? Cách viết mẫu Giấy báo tử?
- Tình yêu đôi lứa là gì? Cách phân biệt tình bạn và tình yêu đôi lứa chuẩn Bộ Y tế? Đặc điểm tình yêu đôi lứa?
- Mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông thay đổi địa chỉ công ty là mẫu nào? Tải mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông?
- Mức tiền thưởng đối với công chức, người lao động theo kết quả đánh giá, xếp loại hằng năm tại các tổ chức thuộc Sở Nội vụ TP HCM?