Link thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về hòa giải ở cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Bạc Liêu tại đâu?
Link thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về hòa giải ở cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Bạc Liêu tại đâu?
Ngày 20/5/2025, Sở Tư pháp Bạc Liêu tổ chức lễ phát động Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về hòa giải ở cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở” năm 2025
Nội dung Cuộc thi gồm: Hòa giải ở cơ sở; thực hiện dân chủ ở cơ sở; nông thôn mới; chuẩn tiếp cận pháp luật; tiếp cận thông tin; phổ biến, giáo dục pháp luật...
Các đối tượng dự thi là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang; học sinh, viên sinh, đoàn viên, hội viên các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân, người từ đủ 14 tuổi trở lên đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (Thành viên Ban Tổ chức, Tổ thư ký, Tổ biên soạn câu hỏi - đáp án, công chức, viên chức tham gia vào quá trình tổ chức Cuộc thi không được dự thi).
Link thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về hòa giải ở cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại: https://pbgdpl.baclieu.gov.vn.
Thí sinh tham gia dự thi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trên thiết bị điện tử có kết nối mạng Internet bằng việc đăng nhập vào địa chỉ do Ban tổ chức Cuộc thi cung cấp, trả lời Bộ câu hỏi ngẫu nhiên với nội dung các quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Lưu ý: Cuộc thi diễn ra từ 7 giờ 30 phút, ngày 20/5/2025 và kết thúc lúc 17 giờ 00 phút ngày 20/6/2025.
Thông tin về "Link thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về hòa giải ở cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Bạc Liêu tại đâu?" mang tính chất tham khảo.
Link thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về hòa giải ở cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Bạc Liêu tại đâu? (Hình từ Internet)
Nội dung phổ biến giáo dục pháp luật cho công dân như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho công dân như sau:
- Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.
- Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế.
- Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật.
Có bao nhiêu hình thức phổ biến giáo dục pháp luật?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012, có 07 hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể như sau:
(1) Họp báo, thông cáo báo chí.
(2) Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
(3) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.
(4) Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.
(5) Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.
(6) Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
(7) Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
Nguyên tắc phổ biến, giáo dục pháp luật là gì?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định các nguyên tắc phổ biến giáo dục pháp luật như sau:
- Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực.
- Kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm.
- Đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
- Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân.
- Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội.
Theo đó, việc phổ biến, giáo dục pháp luật tuân theo 05 nguyên tắc nêu trên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẻ giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng trong bao lâu theo Thông tư 31?
- Mẫu minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non mới nhất 2025? Tải về mẫu minh chứng đánh giá?
- Trình tự thủ tục quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là di sản không có người thừa kế được quy định như thế nào?
- Chỉ đạo mới nhất về chế độ của CBCCVC, người hoạt động không chuyên trách cấp xã do sắp xếp bộ máy?
- Công chức thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ gì? Nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã như thế nào?