Cắt tải sự cố tự động là gì? Hệ thống cắt tải sự cố tự động phải được thiết kế, chỉnh định đảm bảo các yêu cầu nào?
Cắt tải sự cố tự động là gì?
Căn cứ theo khoản 52 Điều 3 Thông tư 05/2025/TT-BCT có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
52. Cắt tải sự cố tự động là tác động cắt tải tự động của rơ le theo tín hiệu tần số, điện áp, mức công suất truyền tải của hệ thống điện khi tần số, điện áp, mức công suất truyền tải ra ngoài ngưỡng cho phép theo tính toán của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ta có thể hiểu cắt tải sự cố tự động là tác động cắt tải tự động của rơ le theo tín hiệu tần số, điện áp, mức công suất truyền tải của hệ thống điện khi tần số, điện áp, mức công suất truyền tải ra ngoài ngưỡng cho phép theo tính toán của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
Cắt tải sự cố tự động là gì? (Hình từ internet)
Hệ thống cắt tải sự cố tự động phải được thiết kế, chỉnh định đảm bảo các yêu cầu nào?
Tại khoản 2 Điều 33 Thông tư 05/2025/TT-BCT có quy định như sau:
Hệ thống tự động cắt tải sự cố
1. Đơn vị truyền tải điện, Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan để thống nhất lắp đặt thiết bị và đảm bảo hoạt động của hệ thống cắt tải sự cố tự động trong hệ thống điện của mình theo tính toán và yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
2. Hệ thống cắt tải sự cố tự động phải được thiết kế, chỉnh định đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Độ tin cậy không nhỏ hơn 99%;
b) Việc sa thải không thành công của một phụ tải nào đó không làm ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ hệ thống điện;
c) Trình tự sa thải và lượng công suất sa thải phải tuân thủ mức phân bổ của Cấp điều độ có quyền điều khiển, không được thay đổi trong bất kỳ trường hợp nào nếu không có sự cho phép của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
3. Trình tự khôi phục phụ tải điện phải tuân thủ theo lệnh điều độ của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
Như vậy, theo căn cứ nêu trên thì hệ thống cắt tải sự cố tự động phải được thiết kế, chỉnh định đảm bảo các yêu cầu sau:
(1) Độ tin cậy không nhỏ hơn 99%;
(2) Việc sa thải không thành công của một phụ tải nào đó không làm ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ hệ thống điện;
(3) Trình tự sa thải và lượng công suất sa thải phải tuân thủ mức phân bổ của Cấp điều độ có quyền điều khiển, không được thay đổi trong bất kỳ trường hợp nào nếu không có sự cho phép của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
Ngoài ra, Đơn vị truyền tải điện, Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan để thống nhất lắp đặt thiết bị và đảm bảo hoạt động của hệ thống cắt tải sự cố tự động trong hệ thống điện của mình theo tính toán và yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
Lưu ý: Trình tự khôi phục phụ tải điện phải tuân thủ theo lệnh điều độ của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
Trách nhiệm của khách hàng sử dụng lưới điện hiện nay theo Thông tư 05 như thế nào?
Tại Điều 161 Thông tư 05/2025/TT-BCT có quy định trách nhiệm của khách hàng sử dụng lưới điện hiện nay như sau:
(1) Trường hợp đấu nối vào cấp điện áp từ 110 kV trở lên, Khách hàng sử dụng điện có trách nhiệm phối hợp với bên bán điện trong việc thống nhất về thiết kế kỹ thuật Hệ thống đo đếm và Hệ thống thu thập số liệu đo đếm phục vụ giao nhận điện năng giữa Khách hàng sử dụng điện với lưới điện truyền tải hoặc lưới điện phân phối.
(2) Trường hợp Khách hàng sử dụng điện đầu tư Hệ thống đo đếm và Hệ thống thu thập số liệu đo đếm theo thỏa thuận với bên bán điện, Khách hàng sử dụng điện có trách nhiệm lập hồ sơ thỏa thuận thiết kế kỹ thuật, chủ trì tổ chức nghiệm thu, kiểm định, quản lý vận hành, xử lý sự cố, thay thế, nâng cấp, cải tạo Hệ thống đo đếm, Hệ thống thu thập số liệu đo đếm (nếu có) trong phạm vi quản lý theo quy định tại Thông tư 05/2025/TT-BCT và quy định của pháp luật về đo lường.
(3) Quản lý, vận hành thiết bị điện, lưới điện thuộc phạm vi quản lý đảm bảo đáp ứng các yêu cầu vận hành và yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Thông tư 05/2025/TT-BCT và các quy định khác có liên quan.
(4) Thực hiện đúng biểu đồ phụ tải và đảm bảo hệ số công suất quy định trong hợp đồng mua bán điện đã ký.
(5) Đầu tư, lắp đặt, bảo trì, quản lý và vận hành hệ thống rơ le bảo vệ, tự động hoá và điều khiển trong phạm vi quản lý của mình để đảm bảo làm việc ổn định, tin cậy chống sự cố lan truyền vào hệ thống điện quốc gia.
Không tự ý thay đổi các thông số chỉnh định của các hệ thống rơ le bảo vệ, tự động hoá, điều khiển và các yêu cầu kỹ thuật khác liên quan trong phạm vi quản lý khi chưa được sự đồng ý của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Tiến hành các thử nghiệm hiệu chỉnh cần thiết khi có yêu cầu từ Cấp điều độ có quyền điều khiển.
(6) Thực hiện trang bị, lắp đặt các mạch liên động, cắt tải sự cố, sa thải đặc biệt theo yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển để đảm bảo vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện.
(7) Lập và cung cấp số liệu dự báo nhu cầu phụ tải điện cho Cấp điều độ có quyền điều khiển theo quy định tại Chương III Thông tư 05/2025/TT-BCT
(8) Đầu tư, lắp đặt, bảo trì, quản lý và vận hành đảm bảo hệ thống DCS, thiết bị đầu cuối RTU/Gateway, hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý và đường truyền thông tin, dữ liệu để đảm bảo kết nối, truyền thông tin, dữ liệu tin cậy và liên tục về hệ thống SCADA, hệ thống thông tin, hệ thống điều khiển của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
Không tự ý tách thiết bị liên quan ra khỏi vận hành dẫn tới gây gián đoạn tín hiệu SCADA, tín hiệu thông tin và điều khiển khi chưa được sự đồng ý của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
(9) Cung cấp các thông tin cần thiết cho Cấp điều độ có quyền điều khiển và Đơn vị truyền tải điện, Đơn vị phân phối điện khi có yêu cầu phục vụ vận hành an toàn, tin cậy hệ thống điện quốc gia.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Kế hoạch tổ chức Ngày Quốc tế thiếu nhi 1 6 của công đoàn? Kế hoạch tổ chức 1 6 của công đoàn? Kế hoạch tổ chức Tết thiếu nhi 1 6?
- Toàn văn Chỉ thị 47 về PCCC? Chỉ thị số 47-CT/TW được ban hành vào ngày nào? Tải về Chỉ thị 47 về Phòng cháy Chữa cháy?
- Ngày thành lập kiểm lâm Việt Nam là ngày bao nhiêu? Người lao động có được nghỉ làm việc vào ngày này không?
- Công chứng điện tử là gì? Điều kiện cung cấp dịch vụ công chứng điện tử theo Nghị định 104 như thế nào?
- Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 47-CT/TW? Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW, Kết luận số 02-KL/TW?