Ngoài Công an cấp tỉnh, cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự còn bao gồm những cơ quan, tổ chức nào?
Ngoài Công an các cấp, cơ quan thi hành án hình sự còn bao gồm những cơ quan, tổ chức nào nữa?
Ngoài Công an các cấp, cơ quan thi hành án hình sự còn bao gồm cơ quan, tổ chức nào?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 11 Luật Thi hành án hình sự 2019:
“Điều 11. Hệ thống tổ chức thi hành án hình sự
…
2. Cơ quan thi hành án hình sự bao gồm:
a) Trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu (sau đây gọi là trại giam);
b) Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh);
c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện);
d) Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu).
3. Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự bao gồm:
a) Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu (sau đây gọi là trại tạm giam);
b) Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương (sau đây gọi là đơn vị quân đội).”
Như vậy, ngoài Công an cấp tỉnh và Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự còn bao gồm:
- Trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu (sau đây gọi là trại giam);
- Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu).
Bên cạnh đó còn có các cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự bao gồm:
- Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu (sau đây gọi là trại tạm giam);
- Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương (sau đây gọi là đơn vị quân đội).
Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh có nhiệm vụ gì?
Căn cứ quy định tại Điều 14 Luật Thi hành án hình sự 2019, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh gồm:
- Giúp Giám đốc Công an cấp tỉnh quản lý, chỉ đạo công tác thi hành án hình sự trên địa bàn cấp tỉnh:
+ Chỉ đạo nghiệp vụ và kiểm tra công tác thi hành án hình sự đối với trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;
+ Tổng kết công tác thi hành án hình sự và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an.
- Tiếp nhận bản án, quyết định của Tòa án, quyết định thi hành án; hoàn chỉnh hồ sơ, lập danh sách người chấp hành án phạt tù để báo cáo, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyết định; lập hồ sơ thi hành án đối với pháp nhân thương mại.
- Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với phạm nhân và rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, trưng cầu giám định pháp y tâm thần theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức tiếp nhận người bị kết án phạt tù do nước ngoài chuyển giao về Việt Nam chấp hành án theo quyết định của Tòa án có thẩm quyền, hoàn chỉnh hồ sơ thi hành án, báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự ra quyết định đưa đến nơi chấp hành án.
- Tổ chức thi hành án phạt trục xuất; tham gia thi hành án tử hình; quản lý số phạm nhân phục vụ việc tạm giữ, tạm giam theo quy định của Luật này.
- Ra quyết định truy nã và tổ chức truy bắt người chấp hành án bỏ trốn.
- Quyết định trích xuất hoặc thực hiện lệnh trích xuất theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
- Tổ chức thi hành hình phạt, biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại theo quy định của Luật này.
- Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp theo thẩm quyền.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo quy định của Luật này và Luật Tố cáo.
-Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có nhiệm vụ gì?
Tại Điều 16 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện như sau:
- Giúp Trưởng Công an cấp huyện quản lý, chỉ đạo công tác thi hành án hình sự trên địa bàn cấp huyện:
+ Hướng dẫn nghiệp vụ công tác thi hành án hình sự theo thẩm quyền đối với Ủy ban nhân dân cấp xã; chỉ đạo, kiểm tra Công an cấp xã trong việc giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ thi hành án hình sự theo quy định của Luật này;
+ Thực hiện thống kê, báo cáo theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an.
-Tiếp nhận bản án, quyết định của Tòa án, quyết định thi hành án, các tài liệu có liên quan, lập hồ sơ và tổ chức thi hành án đối với người chấp hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân, quản chế; tổ chức quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
- Lập hồ sơ và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện cho phạm nhân đang chấp hành án tại nhà tạm giữ, rút ngắn thời gian thử thách cho người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
- Áp giải thi hành án đối với người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại, được hoãn, tạm đình chỉ, người bị Tòa án buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, người bị Tòa án hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện.
- Trực tiếp quản lý số phạm nhân phục vụ việc tạm giữ, tạm giam tại nhà tạm giữ.
- Tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án phạt tù đang ở nhà tạm giữ và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh.
- Lập hồ sơ và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để đề nghị cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an ra quyết định đưa người bị kết án phạt tù đang ở nhà tạm giữ, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án, người bị Tòa án buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, người bị Tòa án hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đi chấp hành án.
- Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định hoãn chấp hành án phạt tù cho người bị kết án phạt tù đang tại ngoại, buộc người được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện vi phạm nghĩa vụ và buộc người đó phải chấp hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành, rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo, giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, miễn chấp hành thời hạn còn lại đối với người chấp hành án phạt quản chế, cấm cư trú.
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy nã người trốn thi hành án; quyết định trích xuất hoặc thực hiện lệnh trích xuất theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
- Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt theo thẩm quyền.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo quy định của Luật này và Luật Tố cáo.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, ngoài cơ quan thi hành án Công an cấp tỉnh, cấp huyện thì vẫn còn trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu và cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương. Ngoài ra, còn một số cơ quan khác được giao nhiệm vụ thi hành án hình sự. Pháp luật cũng quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cấp huyện như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?