Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất năm 2025 theo Nghị định 26 như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất năm 2025 theo Nghị định 26 như thế nào?
Theo Điều 3 Nghị định 26/2025/NĐ-CP quy định cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gồm:
1. Vụ Chính sách tiền tệ.
2. Vụ Thanh toán.
3. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế.
4. Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính.
5. Vụ Hợp tác quốc tế.
6. Vụ Pháp chế.
7. Vụ Tài chính - Kế toán.
8. Vụ Tổ chức cán bộ.
9. Văn phòng.
10. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.
11. Sở Giao dịch.
12. Cục Công nghệ thông tin.
13. Cục Phát hành và kho quỹ.
14. Cục Quản lý ngoại hối.
15. Cục Phòng, chống rửa tiền.
16. Cục Quản lý, giám sát tổ chức tín dụng.
17. Cục An toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
18. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại các Khu vực (Ngân hàng Nhà nước Khu vực).
19. Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
20. Thời báo Ngân hàng.
Các đơn vị quy định từ 1 đến 18 là tổ chức hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các đơn vị quy định tại 19 và 20 là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính có 6 phòng. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Tổ chức cán bộ có 5 phòng. Vụ Thanh toán có 4 phòng. Vụ Pháp chế có 3 phòng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Nghị định 26 bãi bỏ các văn bản nào?
Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 26/2025/NĐ-CP có nêu rõ Nghị định 26/2025/NĐ-CP bãi bỏ các văn bản:
- Nghị định 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng;
- Nghị định 43/2019/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ;
- Nghị định 146/2024/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 43/2019/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ;
- Quyết định 18/2024/QĐ-TTg ngày 06 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trách nhiệm về quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra sao?
Tại khoản 14 Điều 2 Nghị định 26/2025/NĐ-CP có nêu rõ trách nhiệm về quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
- Quản lý hoạt động ngoại hối trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam; hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối; hoạt động ngoại hối khu vực biên giới theo quy định của pháp luật;
- Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước theo quy định của pháp luật; mua, bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua, bán ngoại hối với ngân sách nhà nước, các tổ chức quốc tế và các nguồn khác; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hối khác theo quy định của pháp luật;
- Công bố tỷ giá hối đoái; quyết định chế độ tỷ giá hối đoái, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái;
- Cấp, thu hồi văn bản chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
- Quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài theo quy định của pháp luật;
- Quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật;
- Quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là các đối tượng được thực hiện tự vay, tự trả nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn thủ tục, tổ chức thực hiện xác nhận đăng ký hoặc đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật;
- Quản lý hoạt động cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú của tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương án điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên cả nước: Tổng hợp các nội dung quan trọng doanh nghiệp, hợp tác xã cần nắm?
- Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi bổ sung thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi kèm theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP ra sao?
- Trò đùa hài hước ngày cá tháng 4? Cap ngày cá tháng tư độc đáo? Những trò đùa, cap cá tháng tư chọn lọc?
- Thông tư 18/2025/TT-BQP quy định phong quân hàm học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ; thăng quân hàm sĩ quan trước thời hạn?
- Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 1 4 2025? Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 1 4 2025?