Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng? Tây tiến thuộc chương trình học lớp mấy?

Mẫu đoạn văn phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng? Bài thơ Tây Tiến được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp mấy? Môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông có những đặc điểm gì?

Mẫu đoạn văn phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

Tham khảo mẫu đoạn văn phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn nhưng cũng đầy bi tráng. Trước hết, họ là những người chiến sĩ kiên cường, vượt qua bao gian khổ, hiểm nguy nơi núi rừng Tây Bắc. Ngay từ những câu thơ đầu tiên, Quang Dũng đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, dữ dội mà người lính phải đối mặt:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời”.

Những con dốc dựng đứng, mây mù bao phủ, sự khắc nghiệt của địa hình khiến hành trình thêm phần gian nan, vất vả, thế nhưng người lính vẫn hiên ngang tiến bước, bất chấp mọi thử thách. Không chỉ chịu đựng gian khổ, họ còn phải đối mặt với bệnh tật và cái chết:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời”.

Hình ảnh bi thương nhưng không bi lụy, thể hiện sự chấp nhận hi sinh vì lý tưởng cao đẹp của người lính Tây Tiến. Dù chiến đấu trong điều kiện khắc nghiệt, nhưng những người lính Tây Tiến vẫn mang trong mình tâm hồn hào hoa, lãng mạn. Họ không chỉ là những người chiến sĩ dũng cảm mà còn là những chàng trai trẻ mang trong tim bao hoài bão, ước mơ.

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Hai câu thơ đã thể hiện rõ điều đó. Trong những giấc mơ của họ vẫn có hình bóng của người yêu nơi quê nhà, một Hà Nội xa xôi nhưng đầy thương nhớ. Không chỉ vậy, ở nơi chiến trường khốc liệt, họ vẫn có những giây phút vui tươi, hòa mình vào không gian rực rỡ của những đêm hội:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ”.

Hình ảnh này đã làm nổi bật chất lãng mạn, yêu đời của người lính, giúp họ vượt qua gian khổ để tiếp tục chiến đấu. Tuy nhiên, cuộc chiến khắc nghiệt đã khiến nhiều người phải ngã xuống, nhưng ngay cả khi hi sinh, họ vẫn mang vẻ đẹp bi tráng đầy hào hùng. Quang Dũng đã khắc họa hình ảnh những người lính ra đi mà không hề tiếc nuối tuổi trẻ:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.

Cái chết của họ không bi thương, mà ngược lại, còn toát lên vẻ đẹp bi hùng.

“Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Đặc biệt, hai câu thơ là một trong những câu thơ hay nhất thể hiện chất bi tráng trong bài. Hình ảnh “áo bào” khiến cái chết của người lính trở nên trang trọng và thiêng liêng, trong khi âm thanh của dòng sông Mã như một bản nhạc trầm hùng tiễn đưa họ về với đất mẹ.

Bằng bút pháp lãng mạn kết hợp với cảm hứng bi tráng, ngôn ngữ vừa hào hùng vừa tinh tế, Quang Dũng đã dựng lên bức chân dung người lính Tây Tiến với vẻ đẹp toàn diện: kiên cường, hào hoa nhưng cũng đầy bi tráng. Bài thơ không chỉ là khúc tráng ca về một thế hệ anh hùng mà còn là bản tình ca về một thời tuổi trẻ hào hùng, một giai đoạn lịch sử đáng tự hào của dân tộc.

Lưu ý: Mẫu đoạn văn phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Bài thơ Tây Tiến được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp mấy?

Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ Văn lớp 12 như sau:

Thơ, truyện thơ, phú, văn tế
...
- Sóng (Xuân Quỳnh)
- Xống chụ xon xao (Truyện thơ dân tộc Thái)
- Tạm biệt Huế (Thu Bồn)
- Tặng phẩm của dòng sông (Inrasara)
- Tây Tiến (Quang Dũng)
- Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh, Ông nghè tháng Tám (Nguyễn Khuyến)
- Thu hứng 1 (bài 1) hoặc Đăng cao (Đỗ Phủ)

Như vậy bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng thuộc chương trình Ngữ văn lớp 12.

Mẫu đoan văn phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến? Tây tiến thuộc chương trình học lớp mấy?

Mẫu đoạn văn phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến? Tây tiến thuộc chương trình học lớp mấy? (Hình từ internet)

Môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông có những đặc điểm gì?

Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ Văn thì môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông có những đặc điểm như sau:

(1) Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...

(2) Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.

(3) Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

(4) Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

(5) Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe.

Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học. Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.

(6) Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.

Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Top 10 bài văn tả người lao động đang làm việc lớp 5 hay ngắn gọn? Người lao động có những quyền và nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Viết đoạn văn ngắn về ước mơ làm cầu thủ bóng đá lớp 3? Yêu cầu cần đạt về viết đoạn văn của học sinh lớp 3?
Pháp luật
Thuyết minh về lễ hội Gióng ngắn gọn lớp 6? Văn bản thuyết minh là gì? Nguyên tắc tổ chức lễ hội Gióng?
Pháp luật
Cụm tính từ là gì? Ví dụ cụm tính từ? Mục tiêu của chương trình Ngữ văn cấp trung học cơ sở là gì?
Pháp luật
10 Mẫu đoạn văn tả đồ vật có sử dụng biện pháp so sánh? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học được quy định như thế nào?
Pháp luật
5 mẫu viết đoạn văn miêu tả một ngày nắng đẹp lớp 5? Caption ngày nắng đẹp? Dàn ý viết đoạn văn miêu tả một ngày nắng đẹp lớp 5?
Pháp luật
Đường trung trực của đoạn thẳng là gì? Chương trình lớp mấy học về đường trung trực của đoạn thẳng theo Thông tư 32?
Pháp luật
Văn tả Đền Hùng? Viết bài văn tả Đền Hùng lớp 6 hay? Học sinh lớp 6 được khen thưởng như thế nào?
Pháp luật
Viết đoạn văn về ước mơ làm họa sĩ hay nhất? Văn kể về ước mơ của em làm họa sĩ? Dàn ý chi tiết?
Pháp luật
Nghị luận về tinh thần lạc quan 200 chữ? Dẫn chứng về tinh thần lạc quan? Đầu tư cho giáo dục được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
15 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào