Nghi thức Thứ 7 Tuần Thánh? Thông tin chi tiết Thứ 7 Tuần Thánh? Thứ 7 Tuần Thánh có phải ngày lễ lớn của Việt Nam?

Nghi thức Thứ 7 Tuần Thánh? Thông tin chi tiết Thứ 7 Tuần Thánh? Thứ 7 Tuần Thánh có phải ngày lễ lớn của Việt Nam theo Nghị định 145/2013/NĐ-CP? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định thế nào?

Nghi thức Thứ 7 Tuần Thánh? Thông tin chi tiết Thứ 7 Tuần Thánh?

Thứ Bảy Tuần Thánh (Holy Saturday) hay Canh thức Phục Sinh/ Đêm Vọng Phục Sinh, là ngày cuối cùng của Mùa Chay, ngày cuối cùng của Tuần Thánh và ngày cuối cùng của Tam Nhật Vượt Qua, ngày trước Đại Lễ Phục Sinh.

Ngày thứ 7 Tuần Thánh còn được gọi là Ngày thầm lặng.

Thứ Bảy Tuần Thánh là ngày để tưởng niệm Cuộc Khổ Nạn và Sự Chết của Đức Giêsu Kitô; ngày tưởng nhớ việc Chúa Giêsu xuống Ngục Tổ Tông, chờ đợi sự phục sinh bằng việc cầu nguyện và ăn chay.

>>> Thứ 7 Tuần Thánh năm 2025 là ngày 19/04/2025 dương lịch và là ngày Thứ 7

Nghi thức Thứ 7 Tuần Thánh

Trong đêm canh thức này, nghi thức gồm 04 phần:

– Phần thứ nhất: Thắp nến Phục sinh.

– Phần thứ hai: Phụng vụ Lời Chúa.

– Phần thứ ba: Phụng vụ Thánh Tẩy (Sau giảng lễ).

– Phần thứ tư: Phụng Vụ Thánh Thể.

Linh mục, phó tế và các thừa tác viên khác, mặc phẩm phục trắng.

Phải chuẩn bị nến cho mọi người tham dự đêm Canh thức Phục Sinh.

Lưu ý Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Lưu ý: Căn cứ vào Điều 5 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm về tín ngưỡng tôn giáo như sau:

(1) Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

(2) Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

(3) Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

(4) Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:

- Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;

- Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

- Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;

- Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

(5) Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Thứ 7 Tuần Thánh có phải ngày lễ lớn của Việt Nam?

Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:

- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).

- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).

- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).

- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).

- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, Thứ 7 Tuần Thánh không phải là ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định.

Nghi thức Thứ 7 Tuần Thánh? Thông tin chi tiết Thứ 7 Tuần Thánh? Thứ 7 Tuần Thánh có phải ngày lễ lớn của Việt Nam?

Nghi thức Thứ 7 Tuần Thánh? Thông tin chi tiết Thứ 7 Tuần Thánh? Thứ 7 Tuần Thánh có phải ngày lễ lớn của Việt Nam? (Hình từ Internet)

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định thế nào?

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:

(1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

(2) Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

(3) Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

(4) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

(5) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

Đối với người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam thì quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại Điều 8 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, như sau:

(1) Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

(2) Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:

- Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;

- Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;

- Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;

- Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;

- Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.

(3) Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.

Thứ 7 Tuần Thánh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thứ 7 Tuần Thánh có phải lễ trọng không? Ý nghĩa Thứ 7 Tuần Thánh? Thứ 7 Tuần Thánh ngày nào 2025?
Pháp luật
Nghi thức Thứ 7 Tuần Thánh? Thông tin chi tiết Thứ 7 Tuần Thánh? Thứ 7 Tuần Thánh có phải ngày lễ lớn của Việt Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thứ 7 Tuần Thánh
36 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào