Thứ 7 Tuần Thánh có phải lễ trọng không? Ý nghĩa Thứ 7 Tuần Thánh? Thứ 7 Tuần Thánh ngày nào 2025?

Thứ 7 Tuần Thánh có phải lễ trọng không? Ý nghĩa Thứ 7 Tuần Thánh? Thứ 7 Tuần Thánh ngày nào 2025?

Thứ 7 Tuần Thánh có phải lễ trọng không? Ý nghĩa Thứ 7 Tuần Thánh? Thứ 7 Tuần Thánh ngày nào 2025?

>> Nghi thức Thứ 7 Tuần Thánh? Thông tin chi tiết Thứ 7 Tuần Thánh?

"Thứ 7 Tuần Thánh có phải lễ trọng không? Ý nghĩa Thứ 7 Tuần Thánh? Thứ 7 Tuần Thánh ngày nào 2025?" như sau:

Thứ Bảy Tuần Thánh (Holy Saturday) hay Canh thức Phục Sinh, là ngày cuối cùng của Mùa Chay, ngày cuối cùng của Tuần Thánh và ngày cuối cùng của Tam Nhật Vượt Qua, ngày trước Đại Lễ Phục Sinh.

Thứ Bảy Tuần Thánh là ngày để tưởng niệm Cuộc Khổ Nạn và Sự Chết của Đức Giêsu Kitô; ngày tưởng nhớ việc Chúa Giêsu xuống Ngục Tổ Tông, chờ đợi sự phục sinh bằng việc cầu nguyện và ăn chay.

Trong ngày thứ Bảy Tuần Thánh, Giáo Hội dừng chân trước mộ Chúa Giêsu để suy niệm về cuộc khổ nạn đau thương của Ngài. Chính vì thế, Giáo Hội gọi ngày thứ Bảy Tuần Thánh là “Ngày thầm lặng”.

Thứ Bảy Tuần Thánh không có Thánh lễ

Cũng như vào Thứ Sáu Tuần Thánh, không có Thánh lễ trong ngày Thứ bảy Tuần Thánh. Lễ Vọng Phục Sinh diễn ra sau khi mặt trời lặn ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, đúng là thuộc về Chúa Nhật Phục Sinh, vì theo phụng vụ, mỗi ngày bắt đầu từ lúc mặt trời lặn của ngày hôm trước.

Đó là lý do mà dự lễ vọng đêm Thứ Bảy có thể đã giữ trọn luật dự lễ Chúa Nhật. Khác là vào ngày Thứ Sáu, rước lễ khi tham dự phụng vụ buổi chiều tưởng niệm Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô, vào ngày Thứ Bảy Tuần Thánh thì Thánh Thể chỉ được trao có các tín hữu như “của ăn đàng” (viaticum) – nghĩa là trong trường hợp nguy tử.

Thứ 7 Tuần Thánh 2025 là ngày 19/4/2025.

Thông tin "Thứ 7 Tuần Thánh có phải lễ trọng không? Ý nghĩa Thứ 7 Tuần Thánh? Thứ 7 Tuần Thánh ngày nào 2025?" tham khảo như trên.

Thứ 7 Tuần Thánh có phải lễ trọng không? Ý nghĩa Thứ 7 Tuần Thánh? Thứ 7 Tuần Thánh ngày nào 2025?

Thứ 7 Tuần Thánh có phải lễ trọng không? Ý nghĩa Thứ 7 Tuần Thánh? Thứ 7 Tuần Thánh ngày nào 2025? (Hình từ Internet)

Người tham gia lễ hội có quyền và trách nhiệm gì?

Người tham gia lễ hội có quyền và trách nhiệm theo Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, như sau:

Người tham gia lễ hội có các quyền sau:

- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;

- Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;

- Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.

Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau:

- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;

- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;

- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;

- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định trên còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).

Ai có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

Căn cứ theo Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau:

- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

Như vậy, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

Thứ 7 Tuần Thánh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thứ 7 Tuần Thánh có phải lễ trọng không? Ý nghĩa Thứ 7 Tuần Thánh? Thứ 7 Tuần Thánh ngày nào 2025?
Pháp luật
Nghi thức Thứ 7 Tuần Thánh? Thông tin chi tiết Thứ 7 Tuần Thánh? Thứ 7 Tuần Thánh có phải ngày lễ lớn của Việt Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thứ 7 Tuần Thánh
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
43 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào