Nghị luận xã hội về vấn đề nạn phân biệt vùng miền? Lập dàn ý? Nền tảng xây dựng chương trình Ngữ Văn?
Nghị luận xã hội về vấn đề nạn phân biệt vùng miền?
Tham khảo bài nghị luận xã hội về vấn đề nạn phân biệt vùng miền dưới đây:
Nghị luận xã hội về vấn đề nạn phân biệt vùng miền Trong thời đại hội nhập và phát triển thì việc đoàn kết, gắn bó giữ các vùng miền là điều tất yếu cần thiết. Tuy nhiên, nạn phân biệt vùng miền tưởng chừng như đã phai dần theo thời gian nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn còn tồn tại trong xã hội hiện nay. Phân biệt vùng miền là một hiện tượng của xã hội mà trong đó, mọi người từ các khu vực khác nhau bị đối xử bất công do nơi ở và quê hương của họ. Sự kỳ thị này thường được thể hiện qua ngôn ngữ, câu từ, hành vi và cả thái độ. Nó tạo ra những rào cản và sự bất công sâu sắc giữa thành viên sinh sống ở những vùng miền bị kì thị và con người ở các địa phận khác. Hiện tượng này không chỉ làm suy giảm sự đoàn kết xã hội mà nó còn làm hạn chế cơ hội phát triển và hòa nhập giữa các cá nhân với nhau. Biểu hiện của phân biệt vùng miền thường thấy qua những câu nói đùa mang tính chất kỳ thị, châm biếm hay những nhận xét tiêu cực về văn hóa, ngôn ngữ hoặc phong tục của một vùng miền khác gây ra những tổn thương lòng tự trọng đối với người bị kì thị, đồng thời còn là rào cản làm suy yếu tinh thần đoàn kết dân tộc. Nguyên nhân của phân biệt vùng miền chủ yếu xuất phát từ sự thiếu hiểu biết và những định kiến lâu đời về văn hóa, phong tục và điều kiện kinh tế của các khu vực khác nhau. Sự khác biệt về giọng nói cũng là nguyên nhân khiến tình trạng phân biệt vùng miễn diễn ra. Để khắc phục tình trạng phân biệt vùng miền, cần có sự chung tay từ gia đình, nhà trường và xã hội. Tôn trọng sự khác biệt và khuyến khích tinh thần đoàn kết là chìa khóa quan trọng và yếu tố cốt lỗi để bài trừ nạn phân biệt vùng miền này. Nói tóm lại, phân biệt vùng miền là một vấn đề nan giải trong cuộc sống cần được xóa bỏ. Đây là một nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi sự hợp tác và nhận thức từ mọi người. Mỗi người chúng ta hãy bắt đầu nhận thức từ bản thân, xây dựng một cộng đồng văn minh, gắn kết, không còn ranh giới phân biệt giữ các dân tộc anh em ở Việt Nam. |
*Bài nghị luận xã hội về vấn đề nạn phân biệt vùng miền trên chỉ mang tính chất tham khảo
Nghị luận xã hội về vấn đề nạn phân biệt vùng miền? Lập dàn ý? Nền tảng xây dựng chương trình Ngữ Văn? (Hình từ Internet)
Dàn ý bài nghị luận xã hội về vấn đề nạn phân biệt vùng miền?
Tham khảo dàn ý bài nghị luận xã hội về vấn đề nạn phân biệt vùng miền dưới đây:
I. MỞ BÀI Giới thiệu khái quát về xã hội hiện đại (Văn hóa đa dạng, phát triển...) Dẫn dắt đến vấn đề: Nạn phân biệt vùng miền vẫn đang tồn tại trong xã hội hiện nay. Nêu nhận định chung: Đây là một vấn đề đáng lo ngại, cần được nhìn nhận và giải quyết. II. THÂN BÀI 1. Giải thích khái niệm Phân biệt vùng miền là hành vi kỳ thị, đối xử không công bằng dựa trên nguồn gốc địa lý (quê quán, giọng nói, phong tục…). Biểu hiện ở lời nói, thái độ, hành động, quan điểm sai lệch về người khác chỉ vì họ đến từ một vùng miền cụ thể. 2. Biểu hiện cụ thể Trong giao tiếp: trêu chọc giọng nói, miệt thị phong tục tập quán. Trong học đường: trêu ghẹo, tẩy chay bạn khác vùng miền. Trong công việc: ưu tiên người địa phương, không đánh giá công bằng năng lực. Trên mạng xã hội: lan truyền định kiến, đùa cợt mang tính xúc phạm. 3. Nguyên nhân Định kiến lâu đời ăn sâu vào tư duy xã hội. Thiếu hiểu biết và giao lưu giữa các vùng miền. Mạng xã hội thiếu kiểm duyệt, lan truyền tiêu cực. Giáo dục ý thức cộng đồng còn hạn chế. Nhận thức của mỗi người còn chưa tốt. 4. Tác hại Gây tổn thương tâm lý. Mất tình đoàn kết dân tộc. Làm gián đoạn các mối quan hệ, cản trở sự phát triển xã hội. 5. Giải pháp Giáo dục ý thức tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt ngay từ nhỏ. Truyền thông tích cực, lan tỏa giá trị đoàn kết dân tộc. Gia đình, nhà trường, xã hội phối hợp định hướng và phát triển nhận thức. Quản lý mạng xã hội, xử lý và tránh xa nội dung kỳ thị. Tự bản thân mỗi người cần nhìn nhận đúng và thay đổi hành vi. III. KẾT BÀI Khẳng định lại rằng phân biệt vùng miền là một vấn đề nhức nhối, cần được xóa bỏ. Kêu gọi mọi người hãy sống cởi mở, bao dung và cùng nhau xây dựng một xã hội đoàn kết, tôn trọng sự đa dạng vùng miền. |
Lưu ý: về mục tiêu chung của môn Ngữ Văn được quy định cụ thể tại Chương trình Ngữ Văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:
(1) Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính.
Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.
(2) Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.
Nền tảng xây dựng chương trình Ngữ Văn?
Căn cứ vào Chương trình ngữ văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về nền tảng xây dựng chương trình Ngữ Văn như sau:
Chương trình được xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn; thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỉ XXI đến nay và xu thế quốc tế trong phát triển chương trình nói chung, chương trình môn Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là chương trình của những quốc gia phát triển; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam? 19 Nhiệm vụ và quyền hạn của Thông tấn xã Việt Nam?
- Bộ Dân tộc và Tôn giáo là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn về tín ngưỡng tôn giáo của Bộ Dân tộc và Tôn giáo?
- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là gì? Cơ cấu tổ chức? Nhiệm vụ, quyền hạn về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ?
- 10 Câu hỏi trắc nghiệm an toàn giao thông dành cho học sinh có lời giải và đáp án? Chính sách của Nhà nước?
- 10+ Lời chúc tiễn bạn đi du học? Gợi ý quà tặng tiễn bạn đi du học? 11 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xuất nhập cảnh?