05 mở bài điểm cao về tình cảm cha con lớp 7? 05 kết bài điểm cao? Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn lớp 7?
05 mở bài điểm cao về tình cảm cha con lớp 7?
Tình cảm cha con là một sự gắn bó vô cùng bền chặt, dù không nói nhiều nhưng tình cảm của cha dành cho con vẫn luôn là to lớn không gì sánh bằng. Tham khảo 05 mở bài điểm cao về tình cảm cha con lớp 7 dưới đây:
Mở bài 1.
Trong cuộc sống của mỗi người, cha luôn là người hùng, là người âm thầm đứng sau cổ vũ. Tuy âm thầm, ít khi bộc lộ bằng lời nói nhưng tình cảm ấy luôn rất sâu sắc và bền chặt. Nó như một sợi dây vô hình gắn kết trái tim với nhau.
Tham khảo đầy đủ 05 mở bài điểm cao về tình cảm cha con lớp 7 tại đây.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
05 mở bài điểm cao về tình cảm cha con lớp 7? 05 kết bài điểm cao? Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn lớp 7? (Hình từ Internet)
05 kết bài điểm cao về tình cảm cha con lớp 7?
Kết bài 1.
Sau này, dẫu thời gian có trôi qua bao lâu, con có trưởng thành ra sao thì hình bóng của cha và tình cảm của cha dành cho con vẫn luôn là điều thiêng liêng và không bao giờ thay đổi. Con mãi biết ơn và yêu thương người cha của con.
Kết bài 2.
Nhờ có tình yêu thương, dạy dỗ của cha mà con đã học được cách đứng vững trên đôi chân của mình và ngày càng trưởng thành hơn. Tình cảm cha con không chỉ là một sợi dây gắn bó gia đình, mà còn là nguồn động lực mạnh mẽ giúp con bước tiếp trên đường đời sau nay. Cha mãi là người tuyệt với nhất trong tim con.
Tham khảo đầy đủ 05 kết bài điểm cao về tình cảm cha con lớp 7 tại đây.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
Lưu ý: Căn cứ theo Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ văn có nêu rõ đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.
Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...
Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.
Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học. Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm. Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Toàn bộ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT. Tải về
Mục tiêu giáo dục của môn ngữ theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn được ban hành kèm thông tư 32?
Căn cứ theo Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ văn có nêu rõ mục tiêu chung của môn Ngữ văn như sau:
(1) Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính. Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.
(2) Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Để giải ngân vốn cho vay thì tổ chức tín dụng cho vay phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong trường hợp nào?
- Mức thu phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra chứng thư chữ ký số đối với dịch vụ chứng thực chữ ký số là bao nhiêu?
- Nghị định 55: Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề gì? Nhiệm vụ trong việc quản lý chuyển đổi số quốc gia?
- Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có con dấu không? Cơ cấu tổ chức của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử?
- Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội đại biểu công đoàn cấp cơ sở? Thành phần đại biểu chính thức của đại hội?