Nghỉ hưu trước tuổi: Cán bộ không chuyên trách cấp xã có được hưởng chính sách theo Nghị định 178 không?
Nghỉ hưu trước tuổi: Cán bộ không chuyên trách cấp xã có được hưởng chính sách theo Nghị định 178 không?
Theo Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP quy định đối tượng được hưởng chính sách như sau:
(1) Cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 1 Nghị định 178/2024/NĐ-CP và lực lượng vũ trang chịu sự tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính các cấp (sau đây viết tắt là sắp xếp tổ chức bộ máy), bao gồm:
- Công chức, viên chức không giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý;
- Cán bộ, công chức cấp xã;
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động một số loại công việc trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật trước thời điểm ngày 15 tháng 01 năm 2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức (sau đây viết tắt là người lao động);
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
- Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 1 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, có nguyện vọng nghỉ việc để tạo điều kiện thuận lợi trong việc sắp xếp số lượng cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật trước thời điểm ngày 15 tháng 01 năm 2019 và lực lượng vũ trang còn đủ 05 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 1 Nghị định 178/2024/NĐ-CP không chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng phải thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.
(3) Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện chịu tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy.
(4) Cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định 177/2024/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm; cán bộ đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm cấp ủy cùng cấp, có thời gian công tác tính từ ngày bắt đầu tổ chức đại hội còn từ 2,5 năm (30 tháng) đến 05 năm (60 tháng) đến đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 177/2024/NĐ-CP và cán bộ đang tham gia cấp ủy ở các đảng bộ phải kết thúc hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy còn 05 năm (60 tháng) trở xuống đến tuổi nghỉ hưu, có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện sắp xếp nhân sự cấp ủy trong kỳ đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và được cấp có thẩm quyền đồng ý
Như vậy, cán bộ không chuyên trách cấp xã không được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP
Nghỉ hưu trước tuổi: Cán bộ không chuyên trách cấp xã có được hưởng chính sách theo Nghị định 178 không? (hình từ internet)
Cán bộ không chuyên trách cấp xã là ai?
Cán bộ không chuyên trách cấp xã hay còn gọi là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là những người được giao thực hiện một số nhiệm vụ, công việc tại các cơ quan, tổ chức của Nhà nước hoặc chính quyền địa phương nhưng không thuộc biên chế chính thức và không hưởng lương theo hệ thống bậc lương của Nhà nước.
Theo Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
...
3. Căn cứ vào quỹ phụ cấp được ngân sách Trung ương khoán cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại các khoản 1, 2 Điều này; nguồn kinh phí ngân sách chi cho cải cách chính sách tiền lương của địa phương; các quy định của pháp luật có liên quan và đặc thù của từng cấp xã, từng thôn, tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể những nội dung sau:
a) Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;...
Theo quy định trên, cán bộ không chuyên trách cấp xã do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Tuy theo từng tỉnh mà Hội đồng nhân dân quy định cụ thể các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Đơn cử, Thành phố Hà nội theo khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 18/2023/NQ-HĐND của Hà Nội thì các chức danh và cơ cấu người hoạt động không chuyên trách xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là cấp xã) tại Hà Nội như sau:
Chức danh người hoạt động không chuyên trách xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là cấp xã), gồm 10 chức danh:
1. Văn phòng Đảng ủy cấp xã;
2. Phụ trách công tác truyền thanh cấp xã;
3. Phó Chỉ huy trưởng Quân sự;
4. Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc;
5. Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh;
6 Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ;
7. Phó Chủ tịch Hội Nông dân (đối với xã và các phường, thị trấn có tổ chức Hội Nông dân);
8. Phó Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;
9. Chủ tịch Hội Người cao tuổi;
10 Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ ở xã, phường, thị trấn.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐND quy định các chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã bao gồm:
1. Văn phòng Đảng ủy;
2. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy;
3. Thường trực Khối vận;
4. Tuyên giáo;
5. Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
6. Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam;
7. Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
8. Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
9. Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam;
10. Chủ tịch Hội Người cao tuổi;
11. Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ;
12. Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự;
13. Bình đẳng giới - Trẻ em;
14. Công nghệ thông tin;
15. Dân số - Kế hoạch hóa gia đình;
16. Lao động - Thương binh và Xã hội;
17. Phụ trách kinh tế;
18. Thủ quỹ - Văn thư - Lưu trữ.
Các trường hợp nào chưa xem xét nghỉ việc theo Nghị định 178?
Theo Điều 4 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định về các trường hợp chưa xem xét nghỉ việc như sau:
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP là nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện nghỉ việc.
- Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực truyền tải điện được cấp khi có đủ điều kiện nào theo Nghị định 61?
- Thứ 7 Tuần Thánh là lễ gì? Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy Tuần Thánh còn được gọi là gì? Có được nghỉ làm không?
- Con số may mắn hôm nay 16 4 2025? 3 con số may mắn hôm nay 16 4 2025? Con số may mắn hôm nay theo 12 con giáp?
- Chế độ chính sách tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, công chức tại ĐVHC cấp xã mới ra sao?
- Sáp nhập tỉnh Thái Bình Hưng Yên mới nhất: Tổng diện tích sau Sáp nhập tỉnh Thái Bình Hưng Yên là bao nhiêu?