Ngày thanh toán giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng trùng vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ lễ, Tết thì xử lý như thế nào?
- Ngân hàng Nhà nước thông báo việc can thiệp ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ qua các phương tiện nào?
- Ngày thanh toán giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng trùng vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ lễ, Tết thì xử lý như thế nào?
- Bên thanh toán chậm phải chịu mức phạt như thế nào khi thanh toán chậm so thới thỏa thuận giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng?
Ngân hàng Nhà nước thông báo việc can thiệp ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ qua các phương tiện nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 26/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Quy trình giao dịch
1. Ngân hàng Nhà nước thông báo việc can thiệp ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ qua một trong các phương tiện sau:
a) Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước;
b) Các phương tiện giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
2. Tổ chức tín dụng được phép có nhu cầu giao dịch ngoại tệ gửi đề nghị đến Ngân hàng Nhà nước qua các phương tiện giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này, đồng thời gửi văn bản đề nghị giao dịch ngoại tệ theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này đến Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) chậm nhất 16 giờ của ngày giao dịch (trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước có thông báo khác). Văn bản đề nghị giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép gửi đến Ngân hàng Nhà nước băng bản gốc hoặc bản quét (scan) bản gốc qua thư điện tử. Trường hợp tổ chức tín dụng được phép gửi bản quét (scan) qua thư điện tử, bản gốc văn bản đề nghị giao dịch ngoại tệ phải được gửi đến Ngân hàng Nhà nước chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày giao dịch.
Văn bản đề nghị giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép phải được người có thẩm quyền trong danh sách đã gửi Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này ký duyệt.
3. Căn cứ đề nghị giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép và phương án can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước xem xét, thỏa thuận và xác lập giao dịch với tổ chức tín dụng được phép thông qua một trong các phương tiện giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
4. Sau khi giao dịch được xác lập giữa hai bên thông qua một trong các phương tiện giao dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này, xác nhận giao dịch phải được gửi qua hệ thống SWIFT (Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication) hoặc các phương tiện khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Như vậy Ngân hàng Nhà nước thông báo việc can thiệp ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ qua các phương tiện sau:
- Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước;
- Các phương tiện giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 26/2021/TT-NHNN.
Giao dịch ngoại tệ (Hình từ Internet)
Ngày thanh toán giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng trùng vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ lễ, Tết thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 26/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Thanh toán giao dịch
1. Thanh toán cho giao dịch ngoại tệ phải được thực hiện theo hướng dẫn thanh toán chuẩn do tổ chức tín dụng được phép đăng ký với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
2. Trường hợp ngày thanh toán trùng vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ lễ, Tết của thị trường ngoại tệ Việt Nam và/hoặc của thị trường xử lý thanh toán đối với đồng ngoại tệ trong giao dịch thì ngày thanh toán được chuyển sang ngày làm việc kế tiếp.
...
Như vậy trường hợp ngày thanh toán giao dịch ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng trùng vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ lễ, Tết của thị trường ngoại tệ Việt Nam và/hoặc của thị trường xử lý thanh toán đối với đồng ngoại tệ trong giao dịch thì ngày thanh toán được chuyển sang ngày làm việc kế tiếp.
Bên thanh toán chậm phải chịu mức phạt như thế nào khi thanh toán chậm so thới thỏa thuận giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Thông tư 26/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Thanh toán giao dịch
...
3. Trường hợp thanh toán chậm so với thỏa thuận giao dịch giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép, bên thanh toán chậm phải chịu mức phạt như sau:
a) Nếu bằng đồng ngoại tệ, mức phạt tối đa bằng 150% lãi suất qua đêm do ngân hàng đại lý thanh toán của bên bị thanh toán chậm áp dụng trên tài khoản thanh toán chuẩn nhận ngoại tệ tại thời điểm phát sinh tính trên số tiền và số ngày chậm trả;
b) Nếu bằng Đồng Việt Nam, mức phạt tối đa bằng 150% lãi suất cho vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm phát sinh thanh toán chậm tính trên số tiền và số ngày chậm trả.
Như vậy bên thanh toán chậm phải chịu mức phạt khi thanh toán chậm so thới thỏa thuận giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?