Ngân hàng Nhà nước có được thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với chi nhánh của tổ chức tín dụng được phép không?
- Ngân hàng Nhà nước có được thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với chi nhánh của tổ chức tín dụng được phép không?
- Chi nhánh của tổ chức tín dụng được phép khi đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với NHNN phải có bản thuyết minh về phương tiện giao dịch nhằm mục đích gì?
- Ngân hàng Nhà nước tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ của chi nhánh của tổ chức tín dụng được phép như thế nào?
Ngân hàng Nhà nước có được thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với chi nhánh của tổ chức tín dụng được phép không?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 26/2021/TT-NHNN quy định về việc đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ như sau:
Đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ
1. Tổ chức tín dụng được phép có nhu cầu thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký thiết lập giao dịch ngoại tệ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Ngân hàng Nhà nước xác nhận việc thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép trên cơ sở kiểm tra bộ hồ sơ đảm bảo đầy đủ, chính xác.
3. Với mỗi tổ chức tín dụng được phép, Ngân hàng Nhà nước chỉ thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với 01 (một) đầu mối đại diện là trụ sở chính hoặc 01 (một) chi nhánh của tổ chức tín dụng được phép do tổ chức tín dụng được phép đăng ký với Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước có thể thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với một chi nhánh của tổ chức tín dụng được phép do tổ chức tín dụng được phép đăng ký với Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước xác nhận việc thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ trên cơ sở kiểm tra bộ hồ sơ đảm bảo đầy đủ, chính xác.
Ngân hàng Nhà nước có được thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với chi nhánh của tổ chức tín dụng được phép không? (Hình từ Internet)
Chi nhánh của tổ chức tín dụng được phép khi đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với NHNN phải có bản thuyết minh về phương tiện giao dịch nhằm mục đích gì?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 26/2021/TT-NHNN quy định về hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ như sau:
Hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ
Hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ bao gồm:
1. Giấy đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Quy định nội bộ về quy trình thực hiện giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước.
3. Hướng dẫn thanh toán chuẩn cho các giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Bản thuyết minh về phương tiện giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép đảm bảo khả năng giao dịch với Ngân hàng Nhà nước theo các phương thức giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Chi nhánh của tổ chức tín dụng được phép khi đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với NHNN phải có bản thuyết minh về phương tiện giao dịch ngoại tệ nhằm đảm bảo khả năng giao dịch với Ngân hàng Nhà nước theo các phương thức giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 26/2021/TT-NHNN.
Ngân hàng Nhà nước tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ của chi nhánh của tổ chức tín dụng được phép như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 26/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng được phép về việc đồng ý hoặc không đồng ý thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ (trường hợp không đồng ý, Ngân hàng Nhà nước nêu rõ lý do).
Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi hoặc bổ sung, Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng được phép trong vòng 04 (bốn) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thiết lập giao dịch ngoại tệ. Tổ chức tín dụng được phép sửa đổi, bổ sung hồ sơ và gửi đến Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
Như vậy, theo quy định trên, Ngân hàng Nhà nước tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ của chi nhánh của tổ chức tín dụng được phép như sau:
- Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng được phép về việc đồng ý hoặc không đồng ý thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ.
Trong trường hợp không đồng ý, Ngân hàng Nhà nước nêu rõ lý do.
- Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi hoặc bổ sung, Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng được phép trong vòng 04 (bốn) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thiết lập giao dịch ngoại tệ.
Tổ chức tín dụng được phép sửa đổi, bổ sung hồ sơ và gửi đến Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các cuộc gọi 116 từ số máy cố định có được miễn giá cước không? Doanh nghiệp viễn thông có phải định tuyến cuộc gọi 116 không?
- Thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề nhằm mục đích gì? Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề là gì?
- Có được xin ân giảm án tử hình không? Nộp đơn xin ân giảm án tử hình vào thời gian nào theo quy định hiện nay?
- Trường hợp nào cải tạo xe quân sự không phải lập hồ sơ thiết kế theo Thông tư 70? Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Hồ sơ thiết kế cải tạo xe quân sự gồm những tài liệu gì?
- Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân có được sử dụng con dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao?