Thỏa thuận giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng phi ngân hàng và khách hàng qua điện thoại có cần được xác nhận bằng văn bản không?
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có được kinh doanh cung ứng dịch vụ ngoại hối hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-NHNN có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Tại Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi là tổ chức tín dụng được phép).
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi là tổ chức tín dụng được phép).
Do đó, tổ chức tín dụng phi ngân hàng được kinh doanh cung ứng dịch vụ ngoại hối.
Thỏa thuận giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng phi ngân hàng và khách hàng qua điện thoại có cần được xác nhận bằng văn bản không? (Hình từ Internet).
Thỏa thuận giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng phi ngân hàng và khách hàng qua điện thoại có bắt buộc phải được xác nhận bằng văn bản không?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 02/2021/TT-NHNN có quy định về xác nhận giao dịch như sau:
Xác nhận giao dịch
1. Trường hợp thỏa thuận giao dịch xác lập qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử, hai bên phải lập xác nhận giao dịch bằng văn bản, đảm bảo tối thiểu các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này và có chữ ký của người có thẩm quyền.
2. Xác nhận giao dịch được lập và gửi chậm nhất vào ngày làm việc kế tiếp ngày giao dịch.
3. Trường hợp hai bên ký kết thỏa thuận khung bằng văn bản, trong đó có nội dung khách hàng đồng ý cho tổ chức tín dụng được phép tự động thực hiện giao dịch ngoại tệ thì tổ chức tín dụng được phép thực hiện theo nội dung đã quy định tại thỏa thuận khung nhưng phải thông báo cho khách hàng thông tin về giao dịch đã thực hiện và đảm bảo tối thiểu có các nội dung theo khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
4. Trường hợp xác nhận giao dịch được gửi qua máy fax hoặc bản đính kèm qua thư điện tử thì trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày giao dịch, hai bên phải gửi cho nhau bản gốc.
Theo đó, thỏa thuận giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng phi ngân hàng và khách hàng qua điện thoại phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Hai bên phải lập xác nhận giao dịch bằng văn bản;
- Đảm bảo tối thiểu các nội dung:
+ Tên các bên tham gia giao dịch;
+ Ngày giao dịch;
+ Cặp đồng tiền giao dịch;
+ Số lượng ngoại tệ;
+ Tỷ giá;
+ Ngày thanh toán;
+ Giá mua quyền chọn (đối với giao dịch quyền chọn);
+ Ngày đáo hạn (đối với giao dịch quyền chọn).
- Có chữ ký của người có thẩm quyền.
Như vậy, thỏa thuận giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng phi ngân hàng và khách hàng qua điện thoại bắt buộc phải được xác nhận giao dịch bằng văn bản.
Có bao nhiêu loại hình giao dịch ngoại tệ?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-NHNN có quy định về bán ngoại tệ cho các giao dịch chưa đến hạn thanh toán như sau:
Giải thích từ ngữ
Tại Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Loại hình giao dịch ngoại tệ bao gồm: giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay; giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn; giao dịch hoán đổi ngoại tệ; giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ.
Thuật ngữ “giao dịch ngoại tệ” tại Thông tư này đồng nghĩa với thuật ngữ “giao dịch hối đoái” được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
7. Giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay (sau đây gọi là giao dịch giao ngay) là giao dịch hai bên cam kết mua, bán một lượng đồng tiền này với một đồng tiền khác với tỷ giá xác định tại thời điểm giao dịch và ngày thanh toán tối đa là 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày giao dịch.
8. Giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn (sau đây gọi là giao dịch kỳ hạn) là giao dịch hai bên cam kết mua, bán một lượng đồng tiền này với một đồng tiền khác với tỷ giá xác định tại thời điểm giao dịch và ngày thanh toán tối thiểu là 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày giao dịch.
9. Giao dịch hoán đổi ngoại tệ (sau đây gọi là giao dịch hoán đổi) là giao dịch giữa hai bên, bao gồm một giao dịch mua và một giao dịch bán cùng số lượng một đồng tiền này với một đồng tiền khác với tỷ giá của hai giao dịch xác định tại thời điểm giao dịch và ngày thanh toán của hai giao dịch là khác nhau.
Giao dịch hoán đổi bao gồm hai giao dịch giao ngay hoặc hai giao dịch kỳ hạn hoặc một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn.
...
Như vậy, theo quy định này, có 04 loại hình giao dịch ngoại tệ bao gồm:
- Giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay;
- Giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn;
- Giao dịch hoán đổi ngoại tệ;
- Giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?