Đơn vị phụ thuộc có thể tự quyết định các hoạt động kinh doanh không? Đơn vị phụ thuộc có con dấu riêng không?
Đơn vị phụ thuộc có thể tự quyết định các hoạt động kinh doanh không?
Căn cứ theo Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định:
Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Như vậy, theo căn cứ nêu trên thì các đơn vị nêu trên thì đều là đơn vị phu thuộc của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của từng đơn vị đó bao gồm:
- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
- Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Trong khi đó, theo như quy định trên thì trong các đơn vị phụ thuộc thì chỉ có chi nhánh mới có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, nhưng phải phù hợp với Ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Đơn vị phụ thuộc có thể tự quyết định các hoạt động kinh doanh không? (Hình từ internet)
Đơn vị phụ thuộc có con dấu riêng không?
Căn cứ theo điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định rằng:
Dấu của doanh nghiệp
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp có quyền quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu đơn vị phụ thuộc.
Tuy nhiên, theo quy định trên không nêu rõ là có bao gồm địa điểm kinh doanh
Căn cứ khoản 12 Điều 8 Nghị định 99/2016/NĐ-CP có quy định:
Cơ quan, tổ chức sử dụng con dấu có hình biểu tượng hoặc con dấu không có hình biểu tượng
...
12. Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập, hoạt động theo các luật: Công chứng, luật sư, giám định tư pháp, kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, hợp tác xã.
Như vậy, đối với đơn vị phụ thuộc thì chỉ có chi nhánh và văn phòng đại diện mới có quyền sử dụng con dấu và pháp luật không có quy định địa điểm kinh doanh được sử dụng con dấu riêng.
Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu đối với đơn vị phụ thuộc bao gồm những giấy tờ nào?
Căn cứ mục a.2 điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư 86/2024/TT-BTC có quy định:
Địa điểm nộp và hồ sơ đăng ký thuế lần đầu
...
a.2 Hồ sơ đăng ký thuế của đơn vị phụ thuộc gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 02-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bảng kê địa điểm kinh doanh mẫu số BK03-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này (nếu có);
- Bảng kê các nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài mẫu số BK04-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này (nếu có);
- Bảng kê các nhà thầu, nhà đầu tư dầu khí mẫu số BK05-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này (nếu có);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị phụ thuộc, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Văn bản tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới (đối với tổ chức của nước có chung biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam).
Theo quy định trên thì hồ sơ đăng ký thuế lần đầu đối với đơn vị phụ thuộc bao gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 02-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 86/2024/TT-BTC
- Bảng kê địa điểm kinh doanh mẫu số BK03-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 86/2024/TT-BTC (nếu có);
- Bảng kê các nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài mẫu số BK04-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 86/2024/TT-BTC (nếu có);
- Bảng kê các nhà thầu, nhà đầu tư dầu khí mẫu số BK05-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 86/2024/TT-BTC (nếu có);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị phụ thuộc, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Văn bản tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới (đối với tổ chức của nước có chung biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam)




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đơn vị phụ thuộc có thể tự quyết định các hoạt động kinh doanh không? Đơn vị phụ thuộc có con dấu riêng không?
- Dự án điện năng lượng mới được sản xuất từ năng lượng amoniac xanh có được miễn giảm tiền thuê đất không?
- Quy định về hình thức đánh giá học sinh trung học phổ thông thế nào? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính gồm những tổ chức nào? 03 Nhiệm vụ về lĩnh vực thống kê của Bộ Tài chính?
- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào? Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội do ai bổ nhiệm?