Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3) năm nay Chủ tịch nước có phải là người Chủ lễ dâng hương hay không?
Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3) là giỗ vị vua nào?
Giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi là lễ hội Đền Hùng là dịp lễ quốc gia nhằm tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn của con cháu Đại Việt trước công lao dựng nước của các vua Hùng.
Cứ vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch là người người lại nô nức hướng về Đền Hùng để dâng lễ, thắp hương, bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc.
Nhưng theo truyền thuyết thì đất nước ta có 18 đời vua Hùng. Vậy Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ vị vua nào?
Đầu tiên phải nói đến nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết kể rằng Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc long Quân sau đó kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra 100 người con, trong đó 50 con theo mẹ lên núi, người con cả làm vua, gọi là Hùng Vương.
Theo đó, Hùng Vương là cháu đích tôn của Kinh Dương Vương, là niên hiệu được dùng cho hàng chục triều vua tiếp sau đó. Giỗ tổ vì vậy theo logic thì phải là giỗ Tổ Kinh Dương Vương, để tưởng nhớ vị Tổ phụ đã khai sinh ra đất nước.
Tuy nhiên, trên thực tế theo một số tài liệu lịch sử ghi lại, ngày giỗ tổ đã có từ cách đây 2.000 năm. Dưới thời Thục Phán – An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: "Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập".
Các đời vua khác sau này cũng luôn ghi nhớ, khẳng định vai trò của thời đại các vua Hùng đã xây dựng giang sơn.
Chính vì thế mà hàng năm Ngày Giỗ tổ Hùng Vương được xem là ngày để tưởng nhớ đến các vị vua Hùng nói chung.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP thì Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch) là một trong các ngày lễ lớn của nước ta.
Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3) là giỗ vị vua nào? (Hình từ Internet)
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3) năm nay Chủ tịch nước có phải là người Chủ lễ dâng hương hay không?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. “Năm tròn”, “năm lẻ 5”, “năm khác” là số năm kỷ niệm (lần thứ) của các sự kiện.
a) “Năm tròn” là năm có chữ số cuối cùng là “0”;
b) “Năm lẻ 5” là năm có chữ số cuối cùng là “5”;
c) “Năm khác” là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Riêng đối với trường hợp tổ chức ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, việc xác định “năm tròn”, “năm lẻ 5” và “năm khác” được tính theo năm dương lịch.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 7 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương như sau:
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
1. Năm lẻ 5, năm khác:
a) Tại Phú Thọ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ dâng hương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ là Chủ lễ dâng hương;
b) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có di tích, đền thờ Vua Hùng tổ chức dâng hương tưởng niệm;
c) Nghi thức tưởng niệm thực hiện thống nhất trong cả nước theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
d) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.
2. Năm tròn:
a) Tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương cấp quốc gia:
Tại Phú Thọ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương;
Chủ tịch nước là Chủ lễ dâng hương;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước (1 trong 3 chức danh: Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội), nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện kiều bào và đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ dự lễ kỷ niệm;
Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
b) Các hoạt động khác được tổ chức như đối với Năm lẻ 5, năm khác.
Theo quy định trên thì vào những năm lẻ 5, năm khác Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ sẽ là Chủ lễ dâng hương vào Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Đối với năm tròn thì Chủ tịch nước là Chủ lễ dâng hương.
Năm nay, Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương rơi vào Thứ 5 (ngày 18/04/2024). Cũng tức là "năm khác".
Do đó, vào Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, tại Phú Thọ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ dâng hương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ là Chủ lễ dâng hương.
Giỗ Tổ Hùng Vương người lao động được nghỉ mấy ngày?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các ngày nghỉ lễ, tết của người lao động như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 âm lịch), người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 01 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?