Ngày 27 tháng 1 năm 1973 là ngày gì? Ngày 27 tháng 1 có gì đặc biệt? Ngày 27 tháng 1 cung gì? Ngày 27 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ?
Ngày 27 tháng 1 năm 1973 là ngày gì? Ngày 27 tháng 1 có gì đặc biệt? Ngày 27 tháng 1 cung gì?
Ngày 27 tháng 1 năm 1973 là ngày gì?
Căn cứ tại Phần II ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY KÝ HIỆP ĐỊNH PARIS VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM (27/01/1973 - 27/01/2023) ban hành kèm theo Hướng dẫn 74-HD/BTGTW năm 2022 thì:
II. DIỄN BIẾN HỘI NGHỊ PARIS
...
Năm 1973: Ngày 08/01, vòng đàm phán cuối cùng diễn ra tại Paris. Ngày 13/01, các bên hoàn thành văn bản của Hiệp định; những đợt gặp riêng giữa Lê Đức Thọ - Xuân Thủy và Kissinger kết thúc. Ngày 23/01, Mỹ chấp nhận ký Hiệp định Paris không điều kiện; Lê Đức Thọ và Kissinger tiến hành ký tắt Hiệp định và 4 Nghị định thư. Về cơ bản, Hiệp định mới không khác nhiều so với văn bản ngày 20/10/1972. Việt Nam đã bảo vệ được các nguyên tắc và nội dung cơ bản: Mỹ chấm dứt chiến tranh, rút quân trong 2 tháng; giữ nguyên trạng về chính trị; Hội đồng hòa giải hòa hợp dân tộc 3 thành phần; hoàn toàn không đề cập vấn đề quân đội miền Bắc.
Ngày 27/01, Bộ trưởng Ngoại giao bốn bên dự Hội nghị Paris là Nguyễn Duy Trinh (VNDCCH), Nguyễn Thị Bình (CPCMLTCHMNVN), W. Rogers (Hoa Kỳ) và Nguyễn Văn Lắm (chính quyền Sài Gòn) đã chính thức ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam; và bốn Nghị định thư liên quan. Ngày 28/01, ngừng bắn trên toàn miền Nam Việt Nam. Hiệp định Paris chính thức được thi hành. Hiệp định Paris buộc Mỹ phải rút khỏi Việt Nam và mở đường cho sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn. Đây là kết quả của quá trình đàm phán dài nhất thế giới với 4 năm 8 tháng 16 ngày, gồm 201 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng giữa Việt Nam và Mỹ, 500 buổi họp báo, gần 1000 cuộc phỏng vấn và nhiều phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trên khắp thế giới.
Theo đó, Ngày 27 tháng 1 năm 1973 là ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Ngày 27/01/1973, Bộ trưởng Ngoại giao bốn bên dự Hội nghị Paris là Nguyễn Duy Trinh (VNDCCH), Nguyễn Thị Bình (CPCMLTCHMNVN), W. Rogers (Hoa Kỳ) và Nguyễn Văn Lắm (chính quyền Sài Gòn) đã chính thức ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam; và bốn Nghị định thư liên quan. Ngày 28/01/1973, ngừng bắn trên toàn miền Nam Việt Nam. Hiệp định Paris chính thức được thi hành. Hiệp định Paris buộc Mỹ phải rút khỏi Việt Nam và mở đường cho sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn. Đây là kết quả của quá trình đàm phán dài nhất thế giới với 4 năm 8 tháng 16 ngày, gồm 201 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng giữa Việt Nam và Mỹ, 500 buổi họp báo, gần 1000 cuộc phỏng vấn và nhiều phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trên khắp thế giới. |
>>> Xem chi tiết Nội dung Hiệp định Paris 1973 tại đây
Ngày 27 tháng 1 có gì đặc biệt?
- Ngày 27 tháng 1 năm 1973 là ngày ký Hiệp định Paris
- Ngày 27 tháng 1 năm 1992: Vườn quốc gia Bến En (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá) thành lập theo Quyết định 33-CT năm 1992
- Ngày 27 tháng 1 năm 1995: Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký Nghị định 16/CP năm 1995 thành lập Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Ngày 27 tháng 1 năm 1820 là ngày sinh của Phạm Phú Thứ - người con ưu tú của làng Đông Bàn (nay là xã Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam) là người sớm thành danh: đỗ Tiến sĩ năm 1843 lúc vừa tròn 22 tuổi, từng kinh qua nhiều chức vụ quan trọng từ Tri phủ, Án sát... đến Thượng thư các bộ Lễ (1855), bộ Hộ (1865), bộ Binh (1873), từng sang Trung Quốc (Quảng Châu –1851), đi sứ sang Pháp – Tây Ban Nha (1863-1864) sống trong giai đoạn lịch sử nửa sau thế kỷ 19 lúc nhà Nguyễn suy đồi.
Lưu ý Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày 27 tháng 1 cung gì?
Tháng 1 được chia thành cung Ma Kết (Capricorn) và cung Bảo Bình (Aquarius), mỗi cung đại diện cho những nhóm tính cách và nguyên tố khác nhau, trong đó:
- Cung Ma Kết (Capricorn) bắt đầu từ ngày 22/12 và kết thúc vào ngày 19/01.
- Cung Bảo Bình (Aquarius) bắt đầu từ ngày 20/1 và kết thúc vào ngày 18/02.
Như vậy, những người sinh vào Ngày 27 tháng 1 sẽ thuộc cung Bảo Bình (Aquarius).
Lưu ý Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày 27 tháng 1 năm 1973 là ngày gì? Ngày 27 tháng 1 có gì đặc biệt? Ngày 27 tháng 1 cung gì? Ngày 27 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ? (Hình từ Internet)
Ngày 27 tháng 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ?
Căn cứ tại Mục 1 Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024 về nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động như sau:
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC NGHỈ TẾT ÂM LỊCH, NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH, NGHỈ LỄ NGÀY CHIẾN THẮNG 30/4 VÀ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 01/5 NĂM 2025 ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
...
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là công chức, viên chức) được nghỉ dịp tết Âm lịch năm 2025 từ thứ Bảy ngày 25/01/2025 Dương lịch (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đợt nghỉ này bao gồm 05 ngày nghỉ tết Âm lịch và 04 ngày nghỉ hằng tuần.
...
Như vậy, Ngày 27 tháng 1 năm 2025 (Thứ 2) cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ.
Lịch nghỉ Tết của CBCCVC năm 2025 chính thức bắt đầu từ thứ Bảy ngày 25/01/2025 Dương lịch (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
(Đợt nghỉ này bao gồm 05 ngày nghỉ tết Âm lịch và 04 ngày nghỉ hằng tuần.)
Ngày 27 tháng 1 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Ngày 27 tháng 1 không phải là ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ vận chuyển là thời điểm đã thu cước phí vận chuyển hay chưa thu cước phí?
- Mã số dự án đầu tư có hiệu lực khi bản điện tử của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được ghi nhận đúng không?
- Chi phí của giao dịch liên kết không phù hợp bản chất giao dịch độc lập của người nộp thuế thì có được tính vào chi phí được trừ?
- Xem Táo quân 2025 tại kênh nào? Lịch phát sóng Táo quân 2025 ra sao? Táo quân 2025 diễn ra lúc mấy giờ?
- Đánh bài tiến lên là gì? Tứ quý là gì? Ba đôi thông là gì? Cách đánh bài tiến lên? Đánh bài tiến lên Tết Âm lịch Ất Tỵ có bị xử phạt?