Ngày ký Hiệp định Paris? Hiệp định Paris kí thời gian nào? Ý nghĩa Hiệp định Paris đối với Việt Nam và thế giới?
Ngày ký Hiệp định Paris? Hiệp định Paris kí thời gian nào?
Căn cứ tại Phần II ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY KÝ HIỆP ĐỊNH PARIS VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM (27/01/1973 - 27/01/2023) ban hành kèm theo Hướng dẫn 74-HD/BTGTW năm 2022 thì:
II. DIỄN BIẾN HỘI NGHỊ PARIS
...
Năm 1973: Ngày 08/01, vòng đàm phán cuối cùng diễn ra tại Paris. Ngày 13/01, các bên hoàn thành văn bản của Hiệp định; những đợt gặp riêng giữa Lê Đức Thọ - Xuân Thủy và Kissinger kết thúc. Ngày 23/01, Mỹ chấp nhận ký Hiệp định Paris không điều kiện; Lê Đức Thọ và Kissinger tiến hành ký tắt Hiệp định và 4 Nghị định thư. Về cơ bản, Hiệp định mới không khác nhiều so với văn bản ngày 20/10/1972. Việt Nam đã bảo vệ được các nguyên tắc và nội dung cơ bản: Mỹ chấm dứt chiến tranh, rút quân trong 2 tháng; giữ nguyên trạng về chính trị; Hội đồng hòa giải hòa hợp dân tộc 3 thành phần; hoàn toàn không đề cập vấn đề quân đội miền Bắc.
Ngày 27/01, Bộ trưởng Ngoại giao bốn bên dự Hội nghị Paris là Nguyễn Duy Trinh (VNDCCH), Nguyễn Thị Bình (CPCMLTCHMNVN), W. Rogers (Hoa Kỳ) và Nguyễn Văn Lắm (chính quyền Sài Gòn) đã chính thức ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam; và bốn Nghị định thư liên quan. Ngày 28/01, ngừng bắn trên toàn miền Nam Việt Nam. Hiệp định Paris chính thức được thi hành. Hiệp định Paris buộc Mỹ phải rút khỏi Việt Nam và mở đường cho sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn. Đây là kết quả của quá trình đàm phán dài nhất thế giới với 4 năm 8 tháng 16 ngày, gồm 201 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng giữa Việt Nam và Mỹ, 500 buổi họp báo, gần 1000 cuộc phỏng vấn và nhiều phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trên khắp thế giới.
Theo đó, Ngày ký Hiệp định Paris là ngày 27/01/1973, cụ thể:
Ngày 27/01/1973, Bộ trưởng Ngoại giao bốn bên dự Hội nghị Paris là Nguyễn Duy Trinh (VNDCCH), Nguyễn Thị Bình (CPCMLTCHMNVN), W. Rogers (Hoa Kỳ) và Nguyễn Văn Lắm (chính quyền Sài Gòn) đã chính thức ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam; và bốn Nghị định thư liên quan.
Ngày 28/01/1973, ngừng bắn trên toàn miền Nam Việt Nam. Hiệp định Paris chính thức được thi hành.
Hiệp định Paris buộc Mỹ phải rút khỏi Việt Nam và mở đường cho sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn.
Đây là kết quả của quá trình đàm phán dài nhất thế giới với 4 năm 8 tháng 16 ngày, gồm 201 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng giữa Việt Nam và Mỹ, 500 buổi họp báo, gần 1000 cuộc phỏng vấn và nhiều phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trên khắp thế giới.
Ngày ký Hiệp định Paris? Hiệp định Paris kí thời gian nào? Ý nghĩa Hiệp định Paris đối với Việt Nam và thế giới? (Hình từ Internet)
Ý nghĩa Hiệp định Paris đối với Việt Nam và thế giới?
Ý nghĩa Hiệp định Paris đối với Việt Nam và thế giới được quy định tại Mục 2 Phần III ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY KÝ HIỆP ĐỊNH PARIS VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM (27/01/1973 - 27/01/2023) ban hành kèm theo Hướng dẫn 74-HD/BTGTW năm 2022, cụ thể:
(1) Đối với Việt Nam
- Hiệp định Paris là thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao; là đỉnh cao thắng lợi của mặt trận ngoại giao nước ta thời kỳ chống Mỹ cứu nước, là mốc son trong trang sử vàng của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam; đánh dấu bước trưởng thành tột bậc của nền ngoại giao cách mạng thời đại Hồ Chí Minh.
- Hiệp định Paris là bước ngoặt lịch sử, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và sự lãnh đạo đúng đắn sáng suốt của Đảng, phát huy cao độ thắng lợi trên các mặt trận ngoại giao, chính trị, quân sự, kết hợp thành công sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo ra thế và lực mới cho cuộc chiến đấu của dân tộc ta, tạo thế xoay chuyển có lợi cho cách mạng, đi đến Đại thắng mùa xuân 1975.
- Hiệp định Paris là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên, toàn diện nhất, đầy đủ nhất ghi nhận các quyền cơ bản của Nhân dân Việt Nam; là sự công nhận chính thức của quốc tế đối với nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
(2) Đối với thế giới
- Thắng lợi của Hiệp định Paris và việc Mỹ rút khỏi Việt Nam đã góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng của Nhân dân Lào và Campuchia; góp phần mở ra một giai đoạn mới ở khu vực Đông Nam Á - giai đoạn hòa bình, ổn định, khép lại quá khứ, hướng đến xây dựng cộng đồng ASEAN.
- Hiệp định Paris là sự minh chứng hùng hồn cho chân lý “đại nghĩa thắng hung tàn, chí nhân thay cường bạo”, củng cố niềm tin của Nhân dân yêu chuộng hòa bình và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới vào sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của mình. Hiệp định Paris đã đi vào lịch sử của cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì độc lập, tự do; vì hòa bình, công lý.
Tóm tắt Nội dung Hiệp định Paris?
Tóm tắt Nội dung Hiệp định Paris được quy định tại Mục 1 Phần III ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY KÝ HIỆP ĐỊNH PARIS VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM (27/01/1973 - 27/01/2023) ban hành kèm theo Hướng dẫn 74-HD/BTGTW năm 2022, cụ thể:
Kết quả của Hiệp định Paris
Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam có 9 chương 23 điều, gồm 4 loại điều khoản chính:
i) Các điều khoản chính trị ghi các cam kết của Hoa Kỳ: tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản, tôn trọng quyền tự quyết của Nhân dân miền Nam Việt Nam; Hoa Kỳ không tiếp tục dính líu quân sự, không can thiệp công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
ii) Các điều khoản về quân sự: ngừng bắn, Hoa Kỳ rút hết quân trong 60 ngày; chấm dứt bắn phá miền Bắc; nhận tháo gỡ mìn do Hoa Kỳ đã rải ở miền Bắc.
iii) Các điều khoản về nội bộ miền Nam: nguyên tắc hòa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ, tổ chức tổng tuyển cử tự do, thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải, hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần để tổ chức tổng tuyển cử.
iv) Các điều khoản về thống nhất Việt Nam, về Lào và Campuchia, về cơ cấu thi hành Hiệp định Ủy ban liên hợp và Ủy ban quốc tế; về Hội nghị quốc tế xác nhận Hiệp định và điều khoản về việc Hoa Kỳ đóng góp hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam dân chủ cộng hòa.
>>> Xem chi tiết Nội dung Hiệp định Paris 1973 tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình ngầm là gì? Các quy hoạch được sử dụng làm căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng công trình ngầm?
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân xác định theo phương thức nào? Quỹ được xếp loại A khi nào?
- Tài khoản kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu là gì? Danh mục tài khoản kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu được quy định thế nào?
- Nhà đầu tư có được sử dụng một công ty điều hành để quản lý nhiều dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Chương trình tài liệu bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước gồm những loại nào? Tổ chức xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu thế nào?